Bước sang năm 2022, thị trường bất động sản được dự báo sẽ diễn ra đầy si động. Theo đ, văn phng, nh ở, bất động sản cng nghiệp l 3 loại hình sẽ c nhiều ưu thế để lấy lại v tiếp tục đ tăng trưởng mạnh mẽ.
Theo nhận định của các chuyên gia Colliers, mặc dù bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, thị trường bất động sản (BĐS) vẫn có điểm sáng đáng kể đó là lực cầu. Dù có suy giảm hơn trước nhưng nhìn chung lực cầu vẫn đủ mạnh để tạo ra những đợt sóng hoặc bùng nổ ở những điểm hấp dẫn, bất cứ lúc nào.
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers, nhận định xét theo kịch bản lạc quan nhất khi các hoạt động kinh tế được khôi phục hoàn, các phân khúc cũng sẽ hồi phục nhưng với tốc độ không giống nhau.
Trong đó, BĐS công nghiệp, nhà ở và văn phòng sẽ có tốc độ phục hồi nhanh và tiếp tục đà tăng trưởng mạnh mẽ ngay trong năm 2022.
BĐS công nghiệp: Tiếp tục “dẫn sóng” trong năm 2022
Đây là phân khúc được săn đón trong vài năm trở lại đây và xu hướng đó dự báo tiếp tục trong những năm tới, tạo đà tăng trưởng khi các nhà máy sản xuất bắt đầu đặt cơ sở tại Việt Nam để đầu tư vào những dự án mới.
Theo CBRE, triển vọng tích cực sẽ duy trì tiếp trong năm 2022 và 2023, nguồn cung đất công nghiệp sẽ tăng thêm hơn 7.000ha cho cả hai thị trường. Trong đó, các tỉnh công nghiệp cấp 2 sẽ lần lượt chiếm khoảng 20 - 30% nguồn cung miền Nam và miền Bắc.
Các tỉnh công nghiệp cấp 2 tại miền Bắc, đặc biệt là Quảng Ninh đang phát triển nhanh chóng nhờ hạ tầng giao thông được cải thiện mạnh mẽ. Với lượng lớn nguồn cung mới trong hai năm tiếp theo, mức giá thuê đất công nghiệp sẽ có mức tăng ổn định là khoảng 4% mỗi năm.
Trong khi đó, Công ty nghiên cứu tư vấn Savills cũng đưa ra nhân định, chuyển đổi số là chiến lược để bắt kịp xu hướng của bất động sản công nghiệp trong tương lai. Nhu cầu gia tăng của ngành thương mại điện tử khiến các doanh nghiệp phải vận hành với tốc độ cao, mở rộng kho lưu trữ để kịp thời đáp ứng đơn hàng.
Về phía các doanh nghiệp phát triển hạ tầng khu công nghiệp cũng đang đặt ra các mục tiêu lớn cho năm tới. Đơn cử như Tổng công ty Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) đặt kỳ vọng năm 2022 sẽ là năm bội thu, ngày đầu tháng 12/2021, Khu công nghiệp Hựu Thạnh (Long An) do IDICO làm chủ đầu tư đã đủ điều kiện tiếp nhận khách thuê với diện tích khoảng 5ha, đồng thời, hoàn thiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất lúa và giải phóng mặt bằng giai đoạn II, Khu công nghiệp Cầu Nghìn (Thái Bình).
Ngoài ra, hàng loạt nhà phát triển bất động sản công nghiệp khác cũng sẵn sàng quỹ đất để đón sóng nhà đầu tư trong năm 2022. Trong đó, “ông lớn” Becamex IDC hiện là doanh nghiệp sở hữu quỹ đất sẵn sàng cho thuê lớn nhất cả nước với hơn 1.400ha.
Bất động sản nhà ở: Vẫn là kênh trú ẩn dòng tiền an toàn, sinh lời cao
Ông David Jackson, Tổng Giám đốc Colliers Việt Nam cũng dự đoán xu hướng đi lên về giá sẽ tiếp diễn trong năm 2022, đặc biệt là phân khúc nhà ở.
Nguồn cung bất động sản nhà ở có thể sẽ được cải thiện khá đáng kể tại TP.HCM. Tuy nhiên, do quỹ đất nội thành khan hiếm, các dự án mới ở phân khúc trung cấp sẽ tập trung chủ yếu ở khu vực phía đông và các quận ngoại thành. Quỹ đất trung tâm sẽ được ưu tiên phát triển các dự án nhà ở hạng sang và cao cấp.
Giá nhà ở dự kiến sẽ duy trì đà tăng trung bình từ 3 - 7% trong năm 2022 ở các phân khúc. Đối với người mua nhà, các tiêu chí lựa chọn bất động sản cũng sẽ thay đổi nhiều sau những gì họ đã trải qua trong đại dịch. Theo đó, các sản phẩm với tiện ích cao cấp, không gian sống thoáng đãng và có kết nối với thiên nhiên sẽ được ưa chuộng.
Tại Hà Nội, nguồn cung mới dồi dào sẽ đến từ các dự án khu đô thị lớn ở khu vực ngoại thành nhờ quỹ đất lớn. Giá bất động sản tại Hà Nội thực tế không biến động mạnh như TP.HCM song vẫn tăng đều qua hàng năm ở mức 1 - 3%.
"Vì vậy, tôi tin rằng với nguồn cung dồi dào trong năm tới và nhu cầu mua nhà lớn của người dân, giá bán nhà ở tại Hà Nội sẽ tăng nhẹ trong năm 2022 so với năm 2021", ông David Jackson dự đoán.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, bất động sản nhà ở tại các khu vực vùng ven TP.HCM và Hà Nội là phân khúc đáng được cân nhắc trong năm 2022. Cụ thể, các sản phẩm với giá thành phù hợp, chất lượng không gian sống và tiện ích cao sẽ là những lựa chọn hợp lý về đầu tư lâu dài.
Bất động sản văn phòng: Thích nghi nhanh chóng
Đối với thị trường BĐS văn phòng, trung tâm thương mại, căn hộ dịch vụ, khách sạn sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn đó, các doanh nghiệp đã tái cấu trúc, tái cơ cấu để ổn định về chi phí, lợi nhuận và có những chiến lược khác để phòng vệ trước những kịch bản khó khăn hơn có thể xảy ra.
"Thay vì bi quan, tôi có lời khuyên cho các doanh nghiệp bất động sản là hãy xem những khó khăn trước mắt như là một điểm để bắt đầu tạo ra các tiền đề cho tương lai. Khi đầu tư vào các cao ốc, văn phòng, TTTM, khách sạn dịch vụ, thông thường thời gian hoàn vốn là trong 10 năm, nên 1-2 năm khó khăn không phải là một vấn đề quá lớn. Nhưng đối với những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính quá lớn thì sẽ rất khó khăn trong việc duy trì. Hiện tại các khách sạn, trung tâm thương mại trên thị trường Việt Nam thường hầu hết đã hoạt động được 5-7 năm, vậy nó đã có được dòng tiền tích lũy", ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam chia sẻ.
Dù được dự báo thị trường BĐS sẽ sáng trong năm 2022 nhưng trước diễn biến khó đoán của COVID-19, doanh nghiệp BĐS vẫn rất cần được Nhà nước hỗ trợ về cơ chế, thuế để khơi thông dòng vốn cho thị trường BĐS phục hồi tăng trưởng trong thời gian tới. Năm 2022 có thể được xem là năm bản lề trong việc chuyển trạng thái kinh tế từ ứng phó đại dịch sang kiểm soát đại dịch. Nền kinh tế sẽ đi vào giai đoạn phát triển mới. Vì vậy, thị trường BĐS cũng sẽ có định hướng mới trong việc đầu tư và phát triển. Còn khách hàng, nhà đầu tư thứ cấp, cần lựa chọn các nhà đầu tư phát triển dự án có uy tín, có tiềm năng và có dự án tốt.
Theo các chuyên gia, dự kiến nửa đầu năm 2022, nguồn cung mới và sức mua có thể tăng nhẹ. Đến nửa cuối năm 2022, thị trường BĐS sẽ sôi động hơn, nguồn cung mới và thanh khoản có thể tăng trưởng nhưng sẽ tập trung vào các dự án có hạ tầng tốt, pháp lý đầy đủ, vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, cũng cần phải có những chính sách, nhất là chính sách thuế, công khai quy hoạch, phát triển đô thị... để loại bỏ những “cơn sốt đất ảo” do “cò” đất tung tin thổi giá làm nhiễu loạn thị trường BĐS như những năm trước đây.