Đời sống

Đưa chăn nuôi thành hàng hóa, có thương hiệu để người Thái thoát nghèo

Thanh Phương 05/10/2023 - 14:17

Tận dụng diện tích đất đồi, núi rộng lớn lại nằm trong khu du lịch Pù Luông nên cộng đồng dân tộc Thái (Cổ Lũng, Bá Thước, Thanh Hóa) đang phát triển chăn nuôi gắn với hàng hóa, có thương hiệu, địa chỉ chỉ dẫn để từng bước xây dựng thương hiệu. Cách làm bài bản này đã từng bước giúp người dân thoát nghèo.

doisongkhokhan.jpg
Sản xuất manh muốn khiến cuộc sống của người dân còn nhiều khó khăn

Trong những nằm qua, du lịch cộng đồng tại Bá Thước đang được quan tâm đầu tư xây dựng và phát triển. Hàng năm, lượng du khách nước ngoài về tham quan, nghỉ dưỡng ngày một đông. Chính vì vậy nhu cầu về nguồn cung thực phẩm sạch, đảm bảo an toàn, gắn với địa phương ngày một lớn. Chính quyền địa phương cùng với người dân đã tìm kiếm, phát triển, chăn nuôi bài bản, khoa học.

nuoivit.jpg
Đưa chăn nuôi thành hàng hóa, có thương hiệu để phục vụ du lịch

Trong đó, vịt Cổ Lũng đã trở thành thương hiệu hàng hóa nông nghiệp nổi tiếng mà bất kỳ du khách nào khi đặt chân đến vùng đất Pù Luông - Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa cũng mong muốn được thưởng thức. Nhờ phát triển tốt thương hiệu vịt Cổ Lũng, đến nay đồng bào dân tộc Thái ở xã Cổ Lũng đang từng bước thay da đổi thịt, nhiều hộ đã vươn lên để thoát nghèo bền vững.

vitluocth.jpg
Vịt Cổ Lũng nức tiếng thơm ngon, hấp dẫn thực khách

Vịt Cổ Lũng đã được công nhận là sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2023, hàng năm xã có khoảng gần 30 nghìn con vịt xuất đi tiêu thụ ở các địa phương khác. Hiện xã đang làm đề án cho 120 hộ, đầu tư theo Chương trình dự án quốc gia, trong đó các hộ gia đình sẽ chịu trách nhiệm làm chuồng trại, đơn vị cung ứng về con giống, hỗ trợ bà con tiêm chủng, thức ăn và bao tiêu sản phẩm, hiện huyện Bá Thước và các cơ quan chức năng đã thẩm định.

anhsinh.jpg
Gia đình anh Sinh và nhiều hộ dân tộc Thái vươn lên thoát nghèo từ chăn nuôi vịt, cá

Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng Trương Văn Thanh cho hay: Địa phương có 99% là đồng bào Thái, có 360 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 34,88%; hộ cận nghèo 349 hộ, chiếm tỷ lệ 34,41%, đời sống của người dân trên địa bàn xã vẫn còn nhiều khó khăn, thu nhập chính vẫn từ nông nghiệp. Việc phát triển thương hiệu vịt Cổ Lũng là một bước ngoặt, giúp đồng bào dân tộc người Thái có cơ hội phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo bền vững.

trongrauco.jpg
Người dân biết cải tạp vườn, đồi để trồng rau, cỏ phục vụ đời sống và chăn nuôi

Từ nuôi vịt thành công, các hộ gia đình có thu nhập và có kiến thức về chăn nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình. Các loại con khác như gà đen, chăn nuôi trâu, bò, lợn mán, cá Dốc… để phục vụ cho phát triển du lịch. Nhiều hộ đã biết cải tạo vườn đồi để trồng chuối quả, trồng cỏ cho vật nuôi.

traodoionghao.jpg
Trưởng phòng Dân tộc huyện Bá Thước Vũ Đình Hảo trao đổi với PV

Sự chuyên nghiệp trong phát triển chăn nuôi ở Cổ Lũng là liên kết các hộ gia đình với nhau thành Hợp tác xã. Anh Hà Văn Sinh (sinh năm 1982) thôn La Ca đảm nhận vai trò Chủ nhiệm Hợp tác xã. Nhờ con vịt, gia đình anh và nhiều hộ chăn nuôi khác đã có của ăn, của để.

Điều đặc biệt ở loài vịt Cổ Lũng là cổ rụt, chân nhỏ lùn và ngắn. Cổ và đầu thường được bao phủ bởi lớp lông khoang mịn. Nhận biết vịt Cổ Lũng trống có lông đuôi xoăn và lông cổ xanh. Vịt Cổ Lũng có quá trình nuôi dưỡng kéo dài hơn so với các loại vịt khác, từ 4 tháng trở lên nên đảm bảo chất lượng thịt tốt nhất.

banlangamno.jpg
Bản La Ca ngày một ấm no, hạnh phúc

“Thu nhập từ nuôi vịt Cổ Lũng rất ổn định vì được bao tiêu đầu ra. Trọng lượng của vịt Cổ Lũng dao động từ 1,8kg đến 2kg, thức ăn của vịt Cổ Lũng được trộn bởi các loại như: Chuối cây thái nhỏ, lúa và cám công nghiệp. Để vịt phát triển, cho năng suất cao, ngoài thức ăn đầy đủ thì cần phải chú trọng đến phòng dịch cho vịt, thực hiện tốt các biện pháp tiêm vacxin để đảm bảo sức khỏe cho đàn vịt”, anh Sinh nói.

Trao đổi với PV, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bá Thước Vũ Đình Hảo, cho biết: Do phong tục, thói quen sản xuất nông nghiệp manh mún, tự cung tự cấp nên đời sống bà con còn nhiều khó khăn. Cái khó bó cái khôn, thay đổi tư duy cần có thười gian và làm từng bước. Người dân phải thấy tận mắt, cầm tận tay thì mới tin, thực hiện theo. Chính vì thế, mô hình phát triển vịt Cổ Lũng đã tạo được dấu ấn, hiệu quả cao.

Để bảo tồn giống vịt Cổ Lũng và phát triển kinh tế cho người dân, huyện đã thực hiện Dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ phục hồi và phát triển giống vịt bản địa Cổ Lũng chất lượng tốt”. Đồng thời, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất, có các cơ chế chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích các hộ chăn nuôi trên địa bàn tích cực nhân giống phát triển và mở rộng quy mô chăn nuôi vịt Cổ Lũng. Dự án đã thực hiện thành công mô hình chăn nuôi vịt sinh sản, vịt thương phẩm và ấp nở trứng vịt theo hướng an toàn sinh học, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo bền vững.

Cùng với phát triển du lịch cộng đồng ở địa phương và các xã trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, người dân được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa, con người ở khắp các vùng miền. Nhận thức của người dân dần có chuyển biến, biết tự giác, tự vươn lên thoát nghèo từ chính sức lao động, trên mảnh đất cha ông.

Những mô hình hay, phù hợp từng bước được nhân rộng. Các hộ gia đình đã mạnh dạn vay vốn từ nguồn của ngân hàng Chính sách xã hội, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đầu tư phát triển sản xuất, chăn nuôi, ứng dựng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đời sống của người dân được từng bước được nâng cao.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đưa chăn nui thnh hng ha, c thương hiệu để người Thái thoát nghèo