Đưa nền tảng cng nghệ số vo hoạt động Ta án – bước đột phá mới trong cải cách tư pháp

Mai Thoa| 01/02/2022 20:49
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Năm 2021, ngnh Ta án c nhiều đột phá trong cải cách tư pháp. Một trong số đ l việc khánh thnh Trung tâm Tư liệu - Thư viện, Trung tâm Giám sát v Điều hnh, Phần mềm trợ lý ảo cho Thẩm phán, Nền tảng xét xử trực tuyến Ta án nhân dân.

Đây thực sự là những thay đổi mang tính đột phá về tầm nhìn chiến lược và sự chuyển mình mạnh mẽ của hoạt động Tòa án trong tương lại.

dsc_9469-ok.jpg
PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án TANDTC.

PGS.TS Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương đảng, Chánh án TANDTC đã có những phân tích sâu về nội dung này.

PV: Thưa ông, trong năm qua việc ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành Tòa án có bước tiến đáng kể, được xã hội đánh giá cao. Vậy ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này được không?

PGS.TS Nguyễn Hòa Bình: Sau 20 năm thực hiện cải cách theo các nghị quyết của Đảng, công tác cải cách tư pháp trong TAND đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, diện mạo, uy tín của ngành Tòa án. Một trong những cải cách lớn đó là ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của Tòa án thời gian qua.

Có thể thấy rằng, việc xây dựng nền kinh tế - xã hội số là xu thế chung của toàn cầu và ngành Tòa án cũng đặt trong bối cảnh chung đó. Nghị quyết của Đại hội XIII và Chỉ thị số 52 của Bộ Chính trị về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin cũng đa đề cập đến vấn đề này.

Nhìn ra thế giới thì có thể thấy, công nghệ 4.0 đã làm biến đổi thế giới, mang lại hiệu quả mới trong quản trị kinh tế cũng như quản trị mỗi quốc gia và cũng tạo cơ hội để thực thi công lý. Trong khuôn khổ Hội đồng Chánh án các nước ASEAN và Châu Á Thái Bình Dương, Tòa án Việt Nam cũng đã cam kết xây dựng Tòa án điện tử và sẽ hoàn thành việc xây dựng Tòa án điện tử vào năm 2025.

Tòa án các nước cũng đã nắm bắt cơ hội này để xây dựng Tòa án điện tử và đây cũng là xu thế chung toàn cầu. Thực hiện nghị quyết của Đại hội XIII của Đảng, và để bắt kịp với xu thế chung của thế giới, TANDTC xây dựng Tòa án điện tử để thực hiện các cam kết quốc tế mà chúng ta tham gia.

Từ nhiều năm nay, ngành Tòa án đã đưa vào ứng dụng công nghệ thông tin, như là hệ thống truyền hình trực tuyến phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức hội nghị đào tạo,… đã tiến hành trong nhiều năm. Tòa án cũng đã đưa vào sử dụng ứng dụng và nhận đơn khởi kiện của người dân qua mạng để tạo nên nhiều tiện ích cho người dân. Cùng với đó là đưa vào sử dụng các phần mềm quản trị nội bộ như, quản trị nhân sự, quản trị tài chính, tài sản, quản lý công việc….Có thể nói đây là những bước đi đầu tiên để hình thành nên Tòa án điện tử cũng đã được Tòa án được triển khai từ nhiều năm nay.

Trong lộ trình xây dựng Tòa án điện tử, vừa qua TANDTC đã khánh thành và đưa vào sử dụng 4 ứng dụng, đó là: Trung tâm giám sát và điều hành, Phần mềm trợ lý ảo cho Thẩm phán, Nền tảng xét xử trực tuyến Tòa án và Trung tâm tư liệu và thư viện. Có thể nói rằng 4 ứng dụng này là bước đi có tính đột phá của ngành Tòa án trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, là nền tảng để xây dựng Tòa án điện tử trong thời gian tới.

PV: Vậy những ứng dụng này có ý nghĩa như thế nào đối với ngành Tòa án, thưa ông?

PGS.TS Nguyễn Hòa Bình: Những ứng dụng này có đóng góp rất lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ của hệ thống Tòa án.

Ví dụ như, hệ thống nền tảng trực tuyến, Tòa án điện tử có nhiều nội dung, nhưng đây là một trong những nội dung quan trọng là cho phép chúng ta tiến hành một số các hoạt động tố tụng trên nền tảng số trên không gian mạng. Như, xét xử, hòa giải, đối thoại, hay cung cấp các chứng cứ trực tuyến….thì xét xử trực tuyến là một trong những hoạt động tố tụng được thực hiện trên nền tảng điện tử.

dsc_9420-1-.jpg
Lễ khánh thành Trung tâm Tư liệu - Thư viện, Trung tâm Giám sát và Điều hành, Phần mềm trợ lý ảo cho thẩm phán, Nền tảng xét xử trực tuyến Tòa án nhân dân.

Với việc triển khai xét xử trực tuyến theo nghị quyết của Quốc hội đã giúp cho việc giảm thiểu chi phí của xã hội, ngân sách và mang đến rất nhiều lợi ích cho xã hội. Một người đang ở nước ngoài không nhất thiết phải có mặt ở Việt Nam, có mặt tại phiên tòa nhưng vẫn có thể tham gia phiên tòa nhờ hỗ trợ của công nghệ số này; hoặc một người ở Cà Mau cũng có thể tham gia dự phiên tòa đang diễn ra ở Hà Nội mà không phải đến tận nơi…

Thực tế những phiên xử mà Tòa án cấp cao Hà Nội đã đưa ra xét xử gần đây, các vụ án mà bị cáo ở Lạng Sơn, hay các tỉnh khác mà không phải di chuyển về Hà Nội, tiết kiệm rất nhiều chi phí, và công sức di chuyển. Đây cũng là vấn đề có ý nghĩa rất lớn, nhất là trong điều kiện dịch bệnh như hiện nay.

Những bị can, bị cáo, người làm chứng, đương sự của các bên liên quan đến vụ án trong vùng dịch hoặc bị tạm giam trong vùng có dịch hoặc là bị nhiễm dịch không thể đến trực tiếp phiên tòa, vẫn có thể tham dự được bằng hình thức trực tuyến. Đây cũng là việc đảm bảo công lý không chậm trễ và không đảm bảo việc giãn, hoãn hay ngưng trệ việc xét xử; đảm bảo cho việc bảo vệ quyền lợi của người dân được tốt hơn.

Đối với phẩn mềm trợ lý ảo, có thể nói đây là một bước đi có tính đột phá về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ Thẩm phán thực hiện công việc của mình.

Theo lộ trình, trong năm đầu tiên, ứng dụng cho phép các Thẩm phán sử dụng trợ lý ảo này, những năm tiếp theo thì có thể cả các chức danh khác trong các cơ quan tiến hành tố tụng như Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư cũng có thể sử dụng phần mềm này. Xa hơn nữa, người dân cũng có thể sử dụng để tư vấn.

Trợ lý ảo trước mắt phục vụ cho các Thẩm phán 4 ứng dụng về tư vấn, đó là: Cung cấp hệ thống pháp luật. Đối với một vụ án cụ thể, Trợ lý ảo sẽ giới thiệu cho các Thẩm phán cần phải áp dụng pháp luật nào và việc áp dụng pháp luật chính xác cho đến điều khoản của Bộ luật và thời hiệu của Bộ luật; Trợ lý ảo giới thiệu các án lệ các vụ án áp dụng tương tự cho các Thẩm phán tham khảo; Trợ lý ảo giới thiệu các giải đáp pháp luật của Hội đồng thẩm phán Tòa án tối cao; Cuối cùng là Trợ lý ảo giới thiệu các vụ án tương tự đã được xét xử thì giúp cho Thẩm phán nghiên cứu, tham khảo. Đây là một tiện ích giúp cho các Thẩm phán rất lớn, làm cho việc tuân thủ pháp luật tốt hơn.

Còn hệ thống thư viện điện tử, hệ thống này kết nối với các nền tảng số khác, các trung tâm thư viện lớn. Đây cũng là nguồn tư liệu rất lớn để cho các Thẩm phán nghiên cứu, tham khảo tự bồi dưỡng kiến thức của mình.

Có thể nói 4 ứng dụng này được xem là những bước đi rất dài trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Tòa án.

Việc khánh thành và đưa vào họa động Hệ thống Trung tâm tư liệu-thư viện, Trung tâm Giám sát và Điều hành, Phần mềm trợ lý ảo cho thẩm phán, Nền tảng xét xử trực tuyến mới chỉ là bước đầu. Trong các giai đoạn tiếp theo, việc áp dụng các ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động này sẽ mang lại lợi ích lớn hơn, thông minh hơn.

Bên cạnh việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số các mặt hoạt động của Tòa án, TANDTC sẽ tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ ngày càng chất lượng, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp, hiện đại, phụng sự Tổ quốc, phục vụ Nhân dân.

Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đưa nền tảng cng nghệ số vo hoạt động Ta án – bước đột phá mới trong cải cách tư pháp