Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị nội dung trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, ch́ng dịch COVID-19 và 63 tỉnh, thành ph́, sáng ngy 17/3.
Cuộc họp do Thủ tướng chủ trì nhằm đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch thời gian qua, bàn các giải pháp lớn để phòng, chống dịch hiệu quả thời gian tới.
Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhắc lại cuộc họp Thường trực Chính phủ đầu tiên về phòng, chống dịch COVID-19 vào ngày mùng 3 Tết Canh Tý năm 2020. Khi đó, xuất hiện ca nhiễm đầu tiên ở nước ta vào ngày 23/1/2020, sau đó tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới là người trở về từ thành phố Vũ Hán, Trung Quốc.
Trong 3 đợt dịch liên tiếp, chúng ta đã tập trung chỉ đạo, đưa ra phương thức, cách làm quyết liệt với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng người”, với tinh thần thực hiện “mục tiêu kép”, “thần tốc, thần tốc hơn nữa trong truy vết, khoanh vùng”. Các chỉ đạo này được các cấp, các ngành, các địa phương, người dân hưởng ứng. Do đó, Thủ tướng nêu rõ, chúng ta đã ngăn chặn hiệu quả các đợt dịch lây lan trong cộng đồng trong suốt 1 năm, chính xác là 14 tháng qua. Việc ngăn chặn COVID-19 của nước ta đã được thế giới đánh giá cao, được ca ngợi trên nhiều diễn đàn, phương tiện thông tin.
Theo Thủ tướng, COVID-19 vẫn còn tồn tại ở nơi này nơi khác tại các nước, thậm chí tại ASEAN nhưng chúng ta có kinh nghiệm tốt trong phòng chống. Hiện các địa phương tiếp tục theo dõi chỉ đạo, nhất là vùng vừa trải qua dịch.
Thủ tướng đề nghị cùng với việc đánh giá kết quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 của Chính phủ nhiệm kỳ XIV trong 14 tháng qua, các thành viên dự họp cần rút ra bài học kinh nghiệm, những dự báo, giải pháp cần thực hiện sắp tới để phòng, chống dịch hiệu quả hơn.
Nhìn lại quá trình chống dịch COVID-19 vừa qua, Thủ tướng cho rằng, bài toán khó đặt ra với Chính phủ là thực hiện mục tiêu kép, trong đó ưu tiên hàng đầu là bảo vệ sức khỏe nhân dân rồi mới đến thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội. Nhưng nếu chỉ tập trung chống dịch mà không quan tâm phát triển kinh tế xã hội thì từ khủng hoảng dịch sẽ dẫn đến khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng xã hội. Do đó, cùng kết quả chống dịch hiệu quả hơn một năm qua và những kết quả tích cực về kinh tế xã hội đã cho thấy Chính phủ đã chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt “mục tiêu kép”, được nhân dân tin tưởng và quốc tế đánh giá cao.
Theo báo cáo do Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long trình bày, tính đến nay, cả nước ghi nhận tích lũy 2.560 trường hợp mắc, trong đó có 1.564 trường hợp lây nhiễm trong nước (61,1%). Trong số các trường hợp mắc được ghi nhận, đã có 2.186 trường hợp được điều trị khỏi (85,4%), hiện còn 339 đang được điều trị (13,2%) và 35 trường hợp tử vong (1,4%).
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự báo tình hình dịch bệnh sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp và có thể còn kéo dài trong 1-2 năm tiếp theo. Tại khu vực châu Âu, châu Á, châu Mỹ dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm với sự xuất hiện của nhiều chủng biến thể mới của virus, mặc dù nhiều nước đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng. Một số quốc gia đã đạt được kết quả ban đầu khả quan trong nghiên cứu, phát triển vaccine, song phần lớn các quốc gia chưa tiếp cận được vaccine do khan hiếm nguồn cung; ngay tại các quốc gia đang tiêm vaccine cũng chưa thể tiêm đầy đủ cho dân số trong nước.
Trong nước hiện cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh, ngăn chặn lây lan trên diện rộng, tuy nhiên nguy cơ bùng phát dịch vẫn luôn thường trực, đặc biệt đối với các đô thị lớn, nơi tập trung đông người, có mật độ dân số cao; bên cạnh đó là nguy cơ xâm nhập dịch bệnh do tình trạng nhập cảnh trái phép.
Trong thời gian tới, việc kiểm soát dịch phụ thuộc nhiều vào việc phát triển vaccine. Tuy nhiên, nguồn cung ứng vaccine nhập khẩu còn hạn chế và vaccine trong nước dự kiến phải tới quý IV năm 2021 Việt Nam mới có. Trước mắt cần tiếp tục duy trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo khuyến cáo 5K, đây là những biện pháp phòng, chống dịch đơn giản, kinh tế và hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
Về xét nghiệm, hiện nay, số phòng có khả năng xét nghiệm phát hiện SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR là 7 phòng, công suất xét nghiệm tối đa khoảng 62.593 mẫu/ngày. Số phòng đã được phép xét nghiệm khẳng định là 101 phòng với công suất xét nghiệm tối đa khoảng 50.663 mẫu/ngày.
Tính đến ngày /03/2021, cả nước đã thực hiện xét nghiệm RT-PCR được 2.482.302 mẫu, tương đương 3.8.873 lượt người được xét nghiệm, trong đó xác định 2.559 người dương tính.
Về vấn đề vaccine, tính đến hết ngày 16/3/2021, hơn 16.000 người là các lực lượng tuyến đầu phòng chống dịch đã được tiêm vaccine đảm bảo an toàn, các trường họp đã tiêm vaccine đều có tình trạng sức khỏe ổn định. AstraZeneca sẽ cung cấp lịch giao hàng dự kiến cho Việt Nam trong tháng 3/2021.
Bộ Y tế tiếp tục đàm phán với các công ty khác để đa dạng hóa nguồn cung. Bộ Y tế đang làm việc với Pfizer, dự kiến nhà sản xuất có thể cung cấp 30 triệu liều trong năm 2021. Ngoài ra, Bộ Y tế cũng làm việc để mua vaccine của Johnson & Johnson, Modema, Quỹ Đầu tư Nga (Sputnik-V)...
Ngoài nguồn vaccine nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiếp độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vaccine do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022 để chủ động được vaccine, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.
Năm 2021, tiêm chủng vaccine đang được triển khai rất khẩn trương nhưng cuộc chiến chống đại dịch chưa có điểm kết thúc, nhiều chủng mới nguy hiểm hơn của vi rút đã xuất hiện, nguy cơ dịch bệnh vẫn luôn thường trực. Do đó, Bộ Y tế kiến nghị, tiếp tục kiên định 5 nguyên tắc phòng chống dịch đã đề ra từ đầu và xuyên suốt các giai đoạn là “Ngăn chặn-Phát hiện-Cách ly-Khoanh vùng và Dập dịch” theo phương châm 4 tại chỗ; chú trọng vai trò của chính quyền địa phương và phát huy bài học huy động sức dân hoạt động hiệu quả của các tổ COVID-19 dựa vào cộng đồng. Tiếp tục kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm ngăn chặn nguồn bệnh xâm nhập từ bên ngoài.