Đường tuần tra biên giới Tây Ninh đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và nâng tầm đời sống của bà con vùng biên.
Tây Ninh nằm ở phía Nam của nước ta, có vị trí địa lý chiến lược, tiếp giáp với Campuchia, do đó công tác bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội (TTATXH) trên địa bàn được xem là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, không chỉ với Tây Ninh mà còn đối với khu vực phía Nam và quốc gia.
Công tác này bao gồm hai lĩnh vực chính, đó là bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và duy trì TTATXH trong nội địa và trên tuyến biên giới.
Theo thống kê, Tây Ninh có đường biên giới dài hơn 0km. Trên tuyến biên giới có đồn biên phòng, 16 cửa khẩu. Trong đó, có 3 cửa khẩu Quốc tế (Mộc Bài, Xa Mát và Tân Nam); 3 cửa khẩu chính (Kà Tum, Chàng Riệc và Phước Tân) và 10 cửa khẩu phụ; ngoài ra còn có nhiều đường ngang, lối mở.
Tỉnh này được xem là cửa ngõ quan trọng trong giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN. Tuy nhiên, khu vực cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia.
Do đó, nhiều năm qua, Tây Ninh chú trọng đến việc đảm bảo an ninh trật tự ở khu vực biên giới.
Theo lực lượng chức năng Tây Ninh, đường tuần tra biên giới tạo điều kiện thuận lợi để các lực lượng thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát an ninh trật tự vùng biên.
Từ đó, lực lượng chức năng nhanh chóng phản ứng với các tình huống khẩn cấp, giúp phòng ngừa và xử lý các tình huống bất ngờ, giữ vững an ninh trật tự cho khu vực biên giới. Điển hình là tội phạm ma tuý, buôn lậu.
Cạnh đó, đường tuần tra biên giới góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Năm 2023, theo thống kê của Sở Công thương tỉnh Tây Ninh, tổng giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu của tỉnh đạt khoảng 1 tỷ USD, trong đó cửa khẩu Mộc Bài chiếm 700 triệu USD.
Con số trên là nhờ vào việc cải thiện hạ tầng giao thông. Cũng từ đó mà việc giao thương hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia trở nên thuận lợi hơn bao giờ hết.
Đường tuần tra biên giới còn là một phần trong mạng lưới giao thông của các địa phương, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác như du lịch, dịch vụ và thương mại...
Trên thực tế, nhiều khu vực gần biên giới Tây Ninh đã thu hút đầu tư mạnh mẽ, tạo việc làm và nâng cao đời sống cho người dân vùng biên.
Theo thống kê, thu nhập bình quân đầu người tại các huyện biên giới Tây Ninh đã tăng từ 2,8 triệu đồng/tháng vào năm 2020 lên khoảng 4,5 triệu đồng/tháng vào năm 2023.
Sự cải thiện này không chỉ nhờ vào việc giao thương thuận lợi mà còn do sự đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở, như trường học, trạm y tế, và các dịch vụ công cộng khác.
Đặc biệt, người dân đã có cơ hội tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế và giáo dục, giúp nâng cao trình độ học vấn và sức khỏe cộng đồng.
Có thể thấy rằng, đường tuần tra biên giới Tây Ninh đã phát huy mạnh mẽ vai trò của mình, hay có thể nói tuyến đường này giữ vị trí then chốt trong việc đảm bảo an ninh trật tự, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hệ thống đường tuần tra biên giới tại Tây Ninh có tổng chiều dài 209km, đi qua các huyện Tân Biên, Tân Châu, Bến Cầu và thị xã Trảng Bàng. Có điểm đầu là cầu Sài Gòn 2 (ranh giới tỉnh Tây Ninh và tỉnh Bình Phước), điểm cuối gần cột mốc 180 (ranh giới tỉnh Tây Ninh và Long An).
Giai đoạn 2017-2020, đường tuần tra biên giới tỉnh Tây Ninh được Bộ Quốc phòng thực hiện đầu tư xây dựng trên địa bàn các huyện Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu và Trảng Bàng từ cửa khẩu quốc tế Xa Mát đến giáp ranh tỉnh Long An với chiều dài 130,41 km, đến nay dự án đã hoàn thành.
Giai đoạn 2021-2025, dự án đường tuần tra biên giới đoạn qua địa phận tỉnh Tây Ninh tiếp tục được Bộ Quốc phòng phê duyệt dự án đầu tư với chiều dài tuyến xây dựng là 34,93km, hoàn thành và đưa vào sử dụng ngày 19/7.