Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Hose: EIB), ngày 25/11/20, Eximbank đã nhận được quyết định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc chấp thuận tăng vốn điều lệ lên hơn 18.688 tỷ đồng.
Như vậy, vốn điều lệ của Eximbank được tăng thêm hơn 1.218 tỷ đồng thông qua hình thức phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến năm 2023, sau khi trích lập các quỹ, theo phương án tăng vốn điều lệ đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 20 của Ngân hàng thông qua.
Trong bối cảnh có các thông tin chưa được kiểm chứng về việc Ngân hàng này đang bị thanh tra hoạt động, việc NHNN chấp thuận tăng vốn đã giúp Eximbank khẳng định tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng này không đáng lo ngại. Cần phải biết rằng, để có được sự chấp thuận về việc tăng vốn, Eximbank phải đảm bảo các giới hạn và tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động cấp tín dụng cũng như các hoạt động khác trong lĩnh vực ngân hàng. Cụ thể: Lợi nhuận trước thuế lũy kế 9 tháng đầu năm của Eximbank có mức tăng ấn tượng 39% so với cùng kỳ năm 2023. Tổng tài sản của ngân hàng đã tăng 11% so với đầu năm, đạt mức tăng trưởng 16,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng huy động vốn tăng 9,1% so với đầu năm, tăng 12,2% so với cùng kỳ, phần nào thể hiện niềm tin của các khách hàng với uy tín, vị thế và triển vọng phát triển của Eximbank trong năm nay. Con số kinh doanh tăng trưởng ấn tượng nhưng đi cùng với đó, Eximbank vẫn duy trì các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động, như tỷ lệ an toàn vốn CAR duy trì ở mức 12-14%, vượt xa ngưỡng quy định 8% của NHNN, tỷ lệ nợ xấu nhiều năm liền duy trì ở mức thấp dưới 3%.
Ngoài ra, theo quy định của NHNN, các ngân hàng có kết luận đối với việc thanh tra hoạt động sẽ rất khó có thể được chấp thuận về sửa đổi, bổ sung giấy phép. Tuy nhiên, sau nhiều lùm xùm trong thời gian vừa qua, Eximbank được NHNN có quyết định sửa đổi mức vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động theo Quyết định số 2570/QĐ - NHNN – ký phê duyệt bởi Phó Thống đốc NHNN Phạm Quang Dũng (lãnh đạo phụ trách Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng). Điều này cho thấy công tác quản trị, điều hành của đội ngũ lãnh đạo Eximbank trong thời gian vừa qua vẫn đang đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN, đặc biệt trong giai đoạn gần đây đã có sự góp mặt của các cổ đông là Công ty Cổ phần Tập đoàn Gelex, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam – trong danh sách các cổ đông sở hữu trên 1% được Ngân hàng này công bố.
Vào ngày 28/11 tới đây, Eximbank sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường tại Hà Nội để thảo luận một số nội dung như chuyển trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội và một số vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. Nếu đề xuất chuyển trụ sở được thông qua, đây sẽ là sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt của Eximbank sau 35 năm hoạt động, thể hiện quyết tâm, hành động mạnh mẽ của Ngân hàng trong hành trình chuyển mình hướng tới các mục tiêu chiến lược mới. Đồng thời cho thấy HĐQT của nhà băng này đang quyết tâm vượt qua khó khăn, chuyển mình tích cực giữa bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước nhiều biến động.