Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 38, chiều 11/5, các thnh viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục thảo luận về báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội v ngân sách nh nước năm 2014.
Đồng thời các thành viên cũng thảo luận về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 20; phương án phân bổ số vượt thu ngân sách Trung ương năm 2014; cho ý kiến về quyết toán ngân sách nhà nước năm 2013 và Báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014.
Bố trí bổ sung vốn đối ứng ODA gần 1.700 tỷ đồng
Báo cáo thẩm tra phương án sử dụng nguồn tăng thu và tiết kiệm chi ngân sách Trung ương năm 2014 của Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội nhất trí với phương án của Chính phủ dành và chuyển nguồn sang năm 20 theo Nghị quyết số 78/2014/QH13 của Quốc hội về dự toán Ngân sách Nhà nước năm 20, để thực hiện chính sách tiền lương: 10.000 tỷ đồng. Thưởng vượt dự toán thu phân chia giữa ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương cho 3 địa phương (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh) theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước: 1.612,8 tỷ đồng. Hỗ trợ đầu tư trở lại từ số vượt thu tại các cửa khẩu quốc tế đường bộ cho các địa phương: 208,8 tỷ đồng. Bổ sung kinh phí xử lý nhu cầu cấp bù chênh lệch lãi suất và phí quản lý cho 2 ngân hàng chính sách: 6.5 tỷ đồng. Bổ sung thu hồi kinh phí ngân sách trung ương đã ứng chi đảm bảo các nhiệm vụ cấp thiết về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển đảo quốc gia: 4.641,2 tỷ đồng. Bổ sung kinh phí mua bù lương thực dự trữ quốc gia đã xuất cấp theo quy định của Luật Dự trữ quốc gia: 1.170 tỷ đồng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân điều hành phiên họp.
Đồng thời, Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị Chính phủ cân nhắc, khoản hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng 4.3,4 tỷ đồng theo cơ chế tài chính đặc thù và không bù hụt thu 33 tỷ đồng cho Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; bố trí khoản bổ sung kinh phí thực hiện một số chính sách an sinh xã hội (6.340,8 tỷ đồng) giảm 1.000 tỷ đồng xuống còn 5.300 tỷ đồng.
Sau khi rà soát, cân nhắc điều chỉnh lại các nội dung trên, số kinh phí bố trí giảm so với phương án Chính phủ trình khoảng gần 1.700 tỷ đồng. Sau khi thảo luận, cân nhắc điều chỉnh, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý bố trí giảm so với phương án Chính phủ trình khoảng gần 1.700 tỷ đồng để bố trí bổ sung vốn đối ứng ODA, đặc biệt là kinh phí giải phóng mặt bằng để bảo đảm tiến độ thi công một số dự án trọng điểm; bố trí tăng vốn đầu tư sớm hoàn thành cho một số dự án thủy lợi cấp bách phục vụ phòng, chống hạn hán nghiêm trọng ở khu vực Nam Trung bộ…
Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã có sự tiến bộ hơn những năm trước
Thảo luận về báo cáo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014, đa số các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá báo cáo của Chính phủ về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 đã nêu khá đầy đủ về tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên các lĩnh vực của đời sống xã hội theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 đã có sự tiến bộ hơn những năm trước, góp phần sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực từ ngân sách nhà nước và trong dân cư cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. Một số lĩnh vực có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt được kết quả đáng khích lệ.
Năm 2014, cả nước đã thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư của 46.796 dự án hoàn thành, qua thẩm tra đã tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước 2.299 tỷ đồng. Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện tiết kiệm được .263 tỷ đồng kinh phí từ ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính đã tiến hành rà soát, cắt giảm được 290 giờ/năm thời gian làm thủ tục về thuế cho người nộp thuế, thực hiện kê khai, nộp thuế điện tử, vận hành hệ thống thông quan điện tử. Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung cải cách giảm các thủ tục hành chính về đất đai, đảm bảo công khai, minh bạch, thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày báo cáo thực hành chống tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014.
Tuy nhiên, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy bên cạnh kết quả đạt được, tình hình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014 còn nổi lên một số tồn tại, hạn chế. Điển hình như việc ban hành Nghị định, Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật còn chậm. Trong lĩnh vực quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước tuy có nhiều cố gắng, nhưng vẫn còn hạn chế nhất định. Các vi phạm trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản vẫn xảy ra khá nhiều và trong hầu hết các khâu của quá trình đầu tư. Tình trạng dàn trải, chậm tiến độ, nợ đọng xây dựng cơ bản còn lớn vẫn chưa được xử lý triệt để…
Cơ bản nhất trí với những nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 20 mà Chính phủ đề ra, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; rà soát hệ thống định mức, chế độ, tiêu chuẩn để sửa đổi, bổ sung bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, minh bạch, đồng bộ và phù hợp; tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách hành chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán gắn với các quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Bên cạnh đó, các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ cần bổ sung các số liệu, đánh giá cụ thể về kết quả tiết kiệm cũng như những lãng phí đã được phát hiện và xử lý; so sánh với kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí với những năm trước; phân tích nguyên nhân, chỉ rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân còn để xảy ra lãng phí và đề ra giải pháp khắc phục.