Trong 10 tháng năm 20, Việt Nam xuất khẩu gạo lập kỷ lục lịch sử nhưng nhập khẩu gạo cũng tăng đột biến.
Giữa lúc giá gạo trên thị trường thế giới lao dốc, Việt Nam đẩy mạnh nhập khẩu gạo. Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 20, các doanh nghiệp Việt đã chi gần 1,2 tỷ USD để nhập mặt hàng này, tăng tới 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chỉ riêng trong tháng 10/20, giá trị nhập khẩu gạo vọt lên 148 triệu USD, tăng 225%, tương đương gấp gần 3,3 lần so với tháng 10/2023.
Về tình hình xuất khẩu, tháng 10 vừa qua, nước ta xuất khẩu 0,8 triệu tấn gạo, thu về 505 triệu USD. So với tháng cùng kỳ năm ngoái, lượng gạo xuất khẩu tăng 29% và giá trị tăng 27,2%.
Tính chung 10 tháng năm 20, Việt Nam đã xuất khẩu gần 7,8 triệu tấn gạo, giá trị đạt gần 4,86 tỷ USD - mức cao kỷ lục lịch sử. Lượng gạo xuất khẩu tăng 10,2% và giá trị tăng 23,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Chuyên gia của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho rằng, nhu cầu gạo cấp thấp trong nước ngày càng lớn, trong khi Việt Nam đang theo đuổi chương trình cơ cấu lại ngành lúa gạo theo hướng tăng diện tích các giống lúa chất lượng cao nên việc tìm nguồn hàng mới với giá rẻ để nhập về cũng là điều dễ hiểu.
Theo đó, gạo nhập khẩu về chủ yếu dùng loại gạo tấm có giá rẻ của Ấn Độ dùng để làm bánh, bún, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi... Ngoài ra, doanh nghiệp Việt còn nhập khẩu gạo từ Campuchia, Myanmar, Pakistan với giá thấp hơn so với gạo trong nước.
Đáng chú ý, giá gạo trên thị trường thế giới đang lao dốc, về mức đáy nên các doanh nghiệp cũng tranh thủ đẩy mạnh nhập khẩu. Đây cũng là một phần nguyên nhân kim ngạch nhập khẩu gạo tháng 10 tăng đột biến.
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vừa dự báo năm 20 Việt Nam nhập khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới với con số kỷ lục 2,9 triệu tấn, sau Philippines 4,7 triệu tấn và Indonesia 3,8 triệu tấn.
Gạo Việt Nam xuất khẩu kỷ lục vì nhu cầu nhập khẩu gạo để tăng cường dự trữ lương thực của các thị trường lớn mở ra nhiều triển vọng cho xuất khẩu gạo Việt Nam. Đặc biệt, nhu cầu cao từ thị trường quan trọng là Indonesia và Philippines.
Ngược lại, năm nay Việt Nam cũng là nước nhập khẩu gạo với lượng nhập nhiều nhất trong lịch sử, đang trở thành nhà nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới.
Điều này xuất phát từ câu chuyện những năm gần đây nông dân Việt Nam đã chuyển sang trồng các loại lúa thơm, lúa chất lượng cao để dùng trong nước và xuất khẩu. Nhập khẩu gạo phân cấp thấp hơn để sản xuất, làm thức ăn chăn nuôi, chế biến thực phẩm…
Theo số liệu của USDA, năm 20 Việt Nam phải tăng nhập khẩu gạo từ 2,6 triệu tấn lên 2,9 triệu tấn. Việt Nam trở thành nước nhập khẩu gạo lớn thứ 3 thế giới sau Philippines, dự báo 4,7 triệu tấn và Indonesia 3,8 triệu tấn.
Trước đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố 9 tháng năm 20, Việt Nam nhập khẩu gạo gần 1 tỉ USD.
Bộ này cũng dự báo Việt Nam còn nhiều tiềm năng tăng sản lượng và giá trị gạo xuất khẩu do nhu cầu gạo trên toàn cầu tăng cao, đồng nghĩa với Việt Nam sẽ tăng nhập khẩu gạo trong tương lai.
Dữ liệu từ VFA cho thấy, chốt phiên giao dịch ngày 30/10, giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam ở mức 5 USD/tấn, hàng cùng loại của Thái Lan, Pakistan giảm lần lượt còn 486 USD/tấn và 461 USD/tấn.
Đáng chú ý, sau khi Ấn Độ gỡ bỏ giá sàn xuất khẩu, giá gạo 5% tấm của quốc gia này lập tức lao dốc chỉ còn 444 USD/tấn.
Hiện, giá gạo 5% tấm của 4 quốc gia xuất khẩu top đầu thế giới là Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam và Pakistan đều chạm đáy trong vòng một năm qua. Các loại gạo 25% và 100% tấm của Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan cũng giảm mạnh và thấp hơn giá gạo cùng loại của Việt Nam từ 6-72 USD/tấn.