Nhiều người dân, các doanh nghiệp xây lắp cần sử dụng cát, đất, đá để xây dựng, san lấp gặp khó vì các loạt mặt hàng này tăng phi mã. Công trình có nguy cơ đội vốn hoặc chậm tiến độ.
Theo khảo sát, trước tháng 3/2025, giá cát xây dựng bao gồm cả thuế khoảng 200.000 đồng/khối tại mỏ. Nhưng hơn 1 tháng trở lại đây, giá cát tăng lên 350.000 đồng/khối. Nhiều mỏ cát không đủ hàng bán do cung không đủ cầu, khiến chuỗi cung ứng, trong đó có bê tông thương phẩm có sử dụng đá, cát bị đứt gãy.
Anh Lê Văn T. có công trình xây dựng nhà ở tại phường Đông Hải (TP Thanh Hóa) cho biết: “Nhà tôi đang trong quá trình hoàn thiện cần cát trát mà các đầu mối vận chuyển cứ bảo không thể liên hệ được. Hoặc có thì cao ngất ngưởng. Tới chân công trình phải lên 500.000 đồng/chuyến. Thợ thì cứ kêu chủ gọi cát, mà giá cao thế, lại còn khó mua thì khổ lắm.”
Nguyên nhân, vật liệu xây dựng khan hiếm, giá đẩy cao một phần đang vào mùa xây dựng, nhu cầu tăng cao. Một số dự án đang phải chạy đua tiến độ để kịp thời điểm các cấp có thẩm quyền giải thể chính quyền cấp huyện, sáp nhập các xã, phường.
Một nguyên nhân khác là do cơ quan quản lý siết chặt hoạt động thăm dò, khai thác cát, đá. Tại nhiều địa phương, trong đó có Thanh Hóa, Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên; vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Công ty Thiên An Phát ở Thanh Hóa và các đơn vị liên quan… Những đơn vị này chiếm 72% công suất trên toàn tỉnh.
Theo quy hoạch tỉnh Thanh Hóa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 3/QĐ-TTg ngày 27/02/2023, trên địa bàn tỉnh có 557 khu vực mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và khoáng sản thuộc khu vực phân tán nhỏ, lẻ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh. Đến ngày /3, toàn tỉnh còn 344 mỏ được cấp đang còn thời hạn.
Trong thời gian qua, việc khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh đã góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh, đóng góp vào ngân sách tỉnh hàng năm từ 900 - 1.000 tỷ đồng.
Để hoạt động khoáng sản đáp ứng được nhu cầu vật liệu xây dựng, đồng thời chấn chỉnh các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định pháp luật, Sở Nông nghiệp và Môi trường đã thành lập 3 đoàn tiến hành kiểm tra 3 mỏ. Trong đó có 189 mỏ đá, 33 mỏ đất, 6 mỏ cát, mỏ đất sét, đá cát kết, sét kết làm gạch.
Mặc dù vậy, trong quá trình quản lý còn gặp một số khó khăn, các quy hoạch khoáng sản được tích hợp vào quy hoạch tỉnh đã được lập, phê duyệt từ giai đoạn 20-2020 nên đến nay nhiều mỏ không còn phù hợp với thực tế.
Dự báo nhu cầu về vật liệu xây dựng của các chủ đầu tư chưa chính xác và chưa phù hợp với thực tế như năm 20 khối lượng đá sử dụng thực tế là 12,33 triệu m3 tuy nhiên dự báo năm 2025 là 8,43 triệu m3. Đối với nguồn đất san lấp, trữ lượng còn lại tại các mỏ đã cấp là 42,89 triệu m3, trong khi nhu cầu cho giai đoạn 2026-2030 là 1,33 triệu m3, còn thiếu khoảng 141,71 triệu m3.
Theo đánh giá, trữ lượng các mỏ cát, đất san lấp chưa đáp ứng nhu cầu, còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế, đặc biệt là nguồn cát xây dựng. Một số mỏ quá trình khai thác còn vi phạm khai thác vượt quá công suất, vượt ranh giới mỏ được cấp, không đúng thiết kế, lấn chiếm đất, kê khai không đúng sản lượng khai thác...
Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép vẫn diễn ra, đặc biệt là khai thác cát sỏi lòng sông. Lực lượng cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực khoáng sản ở cấp huyện, cấp xã hầu hết không được đào tạo bài bản về quản lý khoáng sản, nên quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động khoáng sản hiệu quả chưa cao, chưa kịp thời phát hiện hết các vi phạm trong hoạt động khoáng sản.
Trước tình hình trên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang giao cho Sở Nông nghiệp và Môi trường sau khi kiểm tra các mỏ khoáng sản hoàn thiện hồ sơ, tùy vào mức độ vi phạm giao cho Công an tỉnh và các ngành có liên quan xử lý theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, yêu cầu các doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định trong hoạt động khai thác khoáng sản.
Để giải quyết vấn đề thiếu vật liệu xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường kiểm tra các điểm mỏ ở những khu vực không ảnh hưởng đến đời sống của người dân và giao thông để cấp phép nâng công suất khai thác mỏ phục vụ nhu cầu của thị trường. Đồng thời, rà soát, đưa những mỏ được quy hoạch đủ điều kiện vào đấu giá cấp phép hoạt động khai thác theo quy định.
Bên cạnh đó, rà soát các mỏ, đề xuất bổ sung vào Quy hoạch tỉnh đảm bảo phù hợp với thực tế, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, làm cơ sở cấp phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy định. Khuyến khích các doanh nghiệp chế biến và sử dụng cát nhân tạo. Ưu tiên cung cấp vật liệu cho các công trình đang thi công xây dựng trên địa bàn tỉnh.