Từ h ngày 10/10, áp dụng tăng 990 đồng/lít với xăng E5 RON 92 và tăng 1.260 đồng trên mỗi lít xăng RON 95, theo liên Bộ Tài chính, Bộ Công Thương.
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu kể từ giờ ngày hôm nay (10/10).
Theo đó, cơ quan điều hành quyết định tăng 990 đồng/lít với xăng E5 RON 92 và tăng 1.260 đồng trên mỗi lít xăng RON 95. Sau điều chỉnh, giá bán lẻ tối đa với mặt hàng xăng E5 RON 92 là 19.840 đồng/lít và xăng RON 95 là 21.060 đồng/lít.
Tương tự, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng trong kỳ điều hành hôm nay. Cụ thể, giá dầu diesel tăng 1.100 đồng/lít, lên 18.500 đồng/lít; giá dầu hỏa tăng 1.140 đồng/lít, lên mức 18.790 đồng/lít; dầu mazut tăng lên .910 đồng/kg. Tại kỳ điều hành, liên Bộ vẫn duy trì không trích hay chi Quỹ bình ổn giá.
Như vậy, chỉ sau 1 phiên giảm, giá xăng dầu đã bật tăng trở lại. Tuy nhiên, hiện giá nhiên liệu này ở mức thấp nhất hơn 3 năm qua, tương đương thời điểm cuối tháng 6/2021. Từ đầu năm đến nay, giá xăng tăng 20 lần, giảm 21 lần; dầu diesel có 18 lần tăng và 21 lần giảm.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, số dư Quỹ bình ổn giá xăng dầu tính đến cuối quý II là 6.061 tỷ đồng, giảm 18 tỷ đồng so với quý liền trước và là quý giảm thứ 5 liên tục. Còn so với cuối năm 2023, số dư quỹ này giảm gần 600 tỷ đồng.
Trong đó, số dư quỹ tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) chiếm hơn một nửa, ở mức gần 3.079 tỷ đồng. Số dư quỹ tại Thiên Minh Đức còn 467 tỷ đồng, Dầu khí Đồng Tháp còn 460 tỷ đồng, Saigon Petro còn 328 tỷ đồng, Xăng dầu Quân đội còn gần 300 tỷ đồng...
Ngược lại, một số doanh nghiệp vẫn ghi nhận âm quỹ như PVOil, Bình Minh Petro, Trường An, Tân Nhật Minh... Trong đó, doanh nghiệp âm quỹ lớn nhất là PVOil, hơn 138 tỷ đồng.
Quỹ bình ổn xăng dầu được lập theo Nghị định 84/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu và các nghị định sửa đổi sau này (Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP).