Văn hóa - Du lịch

Giải cứu nhiều đoạn tường thành nguy cơ sập tại Thành nhà Hồ

Thanh Phương 06/05/2025 - 13:40

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đang khẩn trương thực hiện các biện pháp để gia cố, chống đỡ cấp thiết các đoạn tường thành đá có nguy cơ sập, sạt lở thuộc Di sản văn hóa Thế giới Thành nhà Hồ.

Theo đó, tu sửa cấp thiết 16 đoạn tường thành, gồm: Mạn phía Đông cổng Bắc là các đoạn tường đánh số từ 01 đến 08; mạn phía Tây cổng Bắc là các đoạn tường đánh số 09 đến 14; mạn phía Nam cổng Đông có hai đoạn tường thành số và số 16.

disan.jpg
Di sản Thế giới Thành nhà Hồ điểm đến của du khách ưa khám phá

Đoạn tường số 01 nằm mạn Đông của cổng Bắc. Hiện trạng đoạn
tường đá có chiều dài là 11,5m, chiều cao là 5,2m, gồm các khối đá xếp chồng lên nhau, dưới cùng là hàng đá móng chôn sâu trong đất, bên trên có sáu đến bảy hàng các viên đá xếp lên nhau, hàng đá thứ 03 và 04 từ dưới lên đang phình ra ngoài, các hàng đá 05, 06, 07 đổ nghiêng vào bên trong tường.

Đoạn tường đá số 02 nằm mạn phía Đông của cổng Bắc, cách cổng
thành 39,8m. Hiện trạng chiều dài đoạn tường là 29,2m, chiều cao đoạn tường đá là 5,0m đến 7,2m gồm các khối đá xếp chồng lên nhau, dưới cùng là hàng đá móng chôn sâu trong đất, bên trên có sáu đến chín hàng các viên đá xếp lên nhau.

giaoco.jpg
Tiến hành gia cố nhiều đoạn tường thành xuống cấp

Đoạn thành cao 5,0m hiện trạng hàng đá thứ 04 và 05 (từ dưới lên) đang phình ra ngoài. Đoạn thành cao 7,2m các hàng đá 05, 06, 07, 08, 09 đổ nghiêng vào bên trong tường.

Đoạn tường đá số 03 nằm mạn phía Đông của cổng Bắc, cách cổng
thành 85,6m. Hiện trạng đoạn tường đá có chiều dài là 36,0m. Khoảng giữa đoạn tường dài 26,10m đã bị đổ, lộ phần đá gia cố bên trong. Đoạn tường chưa bị đổ chiều cao tường đá còn từ 3,0m đến 3,50m gồm các khối đá xếp chồng lên nhau đang có hiện tượng nghiêng ra ngoài tường.

Đoạn tường đá số 04 nằm mạn phía Đông của cổng Bắc, cách cổng
thành 194,3m. Hiện trạng chiều dài đoạn tường là 16,50m, khoảng giữa đoạn tường đá bị đổ, đất đá tràn xuống đường dân sinh, đoạn chưa bị đổ chiều cao tường đá còn từ 2,4m đến 3,50m gồm các khối đá xếp chồng lên nhau đang có hiện tượng nghiêng ra ngoài tường.

Đoạn tường đá số 05 nằm mạn phía Đông của cổng Bắc, cách cổng thành 268,1m. Hiện trạng chiều dài đoạn tường là 33,60m, đoạn tường đá bị đổ, đất đá tràn xuống đường bê tông hiện trạng, chỉ còn đoạn giữa chưa bị đổ chiều cao tường đá 6,50m gồm các khối đá xếp chồng lên nhau có xu hướng đổ ra ngoài.

tuongthanh.jpg
Một số đoạn đã bị sạt nghiêm trọng

Đoạn tường đá số 06 nằm mạn phía Đông của cổng Bắc, cách cổng
thành 321,5m. Hiện trạng chiều dài đoạn tường là 3,0m, chiều cao tường đá 6,61m gồm các khối đá xếp chồng lên nhau có xu hướng nhô ra ngoài.

Đoạn tường đá số 07 nằm mạn phía Đông của cổng Bắc, cách cổng
thành 355,0m. Hiện trạng chiều dài đoạn tường là 38,8m có thể chia làm 3 đoạn nhỏ, đoạn giữa dài 14m đã bị đổ, đất đá tràn ra ngoài, đoạn bên trái tường đá cao 3,2m có xu hướng phình ra ngoài, đoạn bên phải tường đá cao 6,80m cũng có xu hướng nghiêng ra bên ngoài tường thành.

thanhho.jpg
Di sản Thế giới Thành nhà Hồ bị tác động bởi thời gian

Đoạn tường đá số 08 nằm mạn phía Đông của cổng Bắc, cách
cổng thành 412,4m. Hiện trạng chiều dài đoạn tường là 11,0m, tường đá bị nghiêng ra ngoài, một số viên đá bị trượt theo phương ngang, dưới chân tường thành có một số viên đá lớn đổ xuống; các viên đá ở đoạn tường này có kích thước nhỏ không đồng nhất đã bị đổ phần ngọn tường phía trên, chiều cao đoạn tường đá còn lại là 2,86m.

Đoạn tường đá số 09 nằm mạn phía Tây của cổng Bắc, cách cổng
thành 53,9m. Hiện trạng chiều dài đoạn tường là 6,8m, chiều cao đoạn tường đá là 6,8m, tường đá đang bị nghiêng vào bên trong, bề mặt đá phía bên ngoài rạn nứt.

Đoạn tường đá số 10 nằm mạn phía Tây của cổng Bắc, cách cổng
thành 205,9m. Chiều dài đoạn tường là 28,7m, chiều cao đoạn tường đá từ 2,5m đến 6,0m. Chia đoạn tường ra làm ba đoạn nhỏ, đoạn đầu tường dài 8,5m bị nghiêng, một số viên đá bị xô lệch khỏi vị trí và phình ra bên ngoài tường thành, đoạn tường giữa dài 13,2m bị đổ xô, nghiêng; đoạn cuối dài 07m bị sụp đổ toàn bộ phần đỉnh tường.

Đoạn tường đá số 11 nằm mạn phía Tây của cổng Bắc, cách cổng
thành 260,3m. Chiều dài đoạn tường là 27,7m, chiều cao đoạn tường đá 5,5m. Hiện tại đoạn tường này chỉ còn 05 hàng đá, giữa đoạn tường thành có một cống thoát nước thông qua chân thành chảy ra một ao nhỏ.

Đoạn tường đá số 12 nằm mạn phía Tây của cổng Bắc, cách cổng
thành 294,2m. Chiều dài đoạn tường là 20,0m, chiều cao đoạn tường đá từ 5,0m đến 7,0m. Hiện tại đoạn tường còn 10 hàng đá (cao 7,0m) thì nghiêng vào phía bên trong từ hàng thứ 05, đoạn tường còn 06 hàng đá cao 5,0m) thì nghiêng hẳn ra phía bên ngoài.

Đoạn tường đá số 13 nằm mạn phía Tây của cổng Bắc, cách cổng
thành 3,7m. Chiều dài đoạn tường là 6,5m, chiều cao đoạn tường đá từ 2,45m đến 7,25m.

Hiện tại, mặt tường ngoài có xu hướng đổ ngọn vào bên trong, phình và đạp hông tường ra ngoài; tường thành đất phía bên trong đang bị sạt lở. Vị trí sát bên cạnh khu vực sụt lở nhiều nên người dân đã tự phát mở đường đi vào canh tác trong nội thành.

Đoạn tường đá số 14 nằm mạn phía Tây của cổng Bắc, cách cổng
thành 371,7m. Chiều dài đoạn tường là 50,0m, chiều cao đoạn tường đá từ 2,45m đến 7,25m. Hiện tại đoạn tường nằm ở vị trí góc thành, tường có xu hướng đổ ngọn vào trong, phình hông ra ở độ cao 4m và 4,5m tại hàng đá số 05 và số 06; một phần tường đã bị sụp đổ, phần còn lại bị xô nghiêng và còn lại 05 hàng đá; tường đất bên trong cao hơn tường đá, cỏ cây bụi mọc um tùm.

Đoạn tường đá số nằm mạn phía Nam của cổng Đông, cách
cổng thành 239m. Chiều dài đoạn tường là 50,0m, chiều cao đoạn tường đá từ 2,45m đến 7,25m. Hiện nay đoạn tường thành đá có cống thoát nước chảy thông từ thành ra hào xung quanh, qua thời gian và xói mòn của nước gây sụt đất cục bộ gây nghiêng lún một số viên đá; chiều cao của tường thành đá là 4,6m.

Đoạn tường đá số 16 nằm mạn phía Nam của cổng Đông, cách
cổng thành 320m. Chiều dài đoạn tường là 5,0m, chiều cao đoạn tường đá là 2,46m. Hiện nay đoạn tường đá này có một viên đá đỉnh tường (kích thước: 1200x800x550) bị trượt ra khỏi mặt tường 30cm (nhô 03/8 viên đá), nguy cơ đổ xuống do tác động từ hoạt động dân sinh bên trên.

Tiến sĩ Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ cho biết: Việc trùng tu, tôn tạo hay gia cố, tác động nhỏ tới hiện trạng di sản phải hết sức cẩn trọng.

Trước mắt sẽ chặt bỏ cây dại, dọn cỏ, vệ sinh phạm vi đoạn tường thành. gia cố các viên đá nhô ra mặt ngoài bằng hệ khung thép hình chống đỡ; các điểm tiếp giáp được chèn gỗ để cố định.

Đồng thời, xử lý thoát nước mặt trên thành tường đất, loại bỏ cây cỏ, tạo độ dốc từ 5 - 10% về phía rãnh gom thoát nước, dưới rãnh lót lớp chống thấm. Phần chân mái sẽ đóng hàng cọc bê tông cốt thép và đặt ống dẫn nước từ mặt dốc xuống chân tường.

Chủ đầu tư là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, với tổng số tiền hơn 14 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước. Thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô) ở xã Vĩnh Long và Vĩnh Tiến (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) được Hồ Quý Ly xây dựng vào năm 1397.

Đây là một trong những công trình kiến trúc bằng đá độc đáo bậc nhất Việt Nam và thế giới. Nơi đây từng được xem là kinh đô, trung tâm văn hóa, chính trị, xã hội của nước Đại Ngu dưới triều Hồ.

Được biết, trong đợt nghỉ lễ 30/4-1/5 Thành nhà Hồ đã đón hàng chục nghìn lượt khách về tham quan, khám phá. Toàn tỉnh Thanh Hóa đón hơn 1,6 triệu lượt khách.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải cứu nhiều đoạn tường thnh nguy cơ sập tại Thnh nh Hồ