Khi m a thi đến

congly.com.vn| 13/04/2012 10:47
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Mỗi năm đến hè lng ngao ngán buồn/Một m a thi sang với bao buồn lo" câu hát nhái về một m a thi như rất nhiều m a thi qua cho thấy phần no tâm trạng của thí sinh đối với chuyện thi cử hiện nay. Các nh giáo dục, các bậc lm cha me v chính các c tú cậu tú lại mong đợi ngnh giáo dục sửa tận gốc quy chế thi… để trả thi cử cho các trường như ngy xưa, trường no tuyển sinh cho trư�

Nỗ lực làm bài thi

Có gì mới trong kỳ thi năm nay? Có đấy, đó là tình trạng mất cân đối nghiêm trọng. Theo vào số lượng hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm học này - 2012 có thể thấy sự mất cân đối nghiêm trọng giữa các ngành nghề và khối thi. Theo thống kê của các Sở GD-ĐT, rất đông thí sinh (TS) vẫn chọn khối ngành kinh tế và công nghệ, trong khi các ngành khoa học tự nhiên, khối ngành kỹ thuật và nhất là khoa học xã hội giảm đi rõ rệt.


Hiện tượng khủng hoảng thừa và khủng hoảng thiếu trong một số lĩnh vực nhất định của giáo dục ĐH hiện nay lại xảy ra khi nó được điều chỉnh bằng những tác động của kinh tế thị trường. TS đua nhau vào các ngành ngân hàng, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính… bởi đây là những ngành dễ xin việc, thu nhập cao. Và rất nhiều trường đã đua nhau đào tạo đa ngành, trong đó có những trường lâu nay nổi tiếng với truyền thống đào tạo các ngành khác cũng chuyển hướng mở thêm các ngành kinh tế. TS thì đông mà mức đầu tư cho những ngành học mới mở này lại thấp hơn nhiều so với các ngành kỹ thuật.


Điều đáng quan ngại là các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật công nghệ tuy rất cần được mở rộng để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa kinh tế - xã hội lại tỏ ra èo uột. Nhà trường không mặn mà vì phải đầu tư labo, thiết bị giảng dạy, thực hành quá tốn kém. Đầu tư cao mà số TS thấp thì thua lỗ, phải cầm cự và rồi đành phải đóng cửa. Mỗi mùa thi đều có thêm nhưng trường "lỗ" nặng vì số dự thi quá thấp.

Cùng nhau ôn lại bài

Trong nhiều hội thảo về giáo dục đại học, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, nghiên cứu khoa học cơ bản không thể thu hồi vốn nhanh chóng, hơn nữa cái lợi mà nó mang lại khó đong đếm trực tiếp. Tư nhân, trong bối cảnh được dắt dẫn bằng động cơ lợi nhuận sẽ không có hứng thú xây dựng những trường ĐH nghiên cứu thực thụ và dù có muốn cũng không đủ nguồn lực để thực hiện. Đây sẽ là khoảng trống của giáo dục ĐH hiện nay.


Không chỉ vậy, những năm gần đây, các ngành khoa học xã hội có sự sụt giảm nghiêm trọng trong việc tuyển sinh. Nhiều trường tuyển sinh khối C không đủ, đành phải tuyển cả TS khối… A, B. Chẳng hạn ĐH Quốc gia Hà Nội đã quyết định tuyển cả khối A cho một số ngành khoa học xã hội - nhân văn.


Sự mất cân đối trong cơ cấu tuyển sinh càng cho thấy việc thi quốc gia “ba chung” xa vời, tốn kém ít hiệu quả không còn phù hợp, cần phải đổi mới. Không chỉ phải nhanh chóng thay đổi cách thi theo hướng để các trường tự tuyển sinh đầu vào với những môn thi phù hợp với ngành nghề được đào tạo mà cần phải có sự can thiệp kịp thời để lấp đầy những khoảng trống trên, nhằm bảo đảm cho sự phát triển cân đối và bền vững của đất nước.


Bảo Dân

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khi m a thi đến