Vận động bầu cử phải dựa vo các tiêu chí m luật quy định

Quốc Huy| 06/05/2016 16:23
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Ông Đỗ Mạnh H ng, Ph Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội đã nhấn mạnh nội dung trên tại cuộc trao đổi với PV xung quanh vấn đề người ứng cử tham gia vận động bầu cử.

Những ngày này, các địa phương trên cả nước đang diễn ra hội nghị tiếp xúc cử tri để người ứng cử vận động bầu cử. Đây là hoạt động hết sức cần thiết vì mỗi lá phiếu của cử tri sẽ trực tiếp quyết định vào việc lựa chọn những người có phẩm chất, đạo đức, năng lực để gánh vác công việc chung của đất nước.

Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Đỗ Mạnh Hùng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội xung quanh vấn đề này.

PV: Từng là đại biểu Quốc hội (ĐBQH) 2 khóa, theo ông, mỗi ứng cử viên sẽ phải đưa ra những chương trình hành động gì để có thể thuyết phục được cử tri bầu cho mình?

Ông Đỗ Mạnh Hùng: Việc tham gia ứng cử và vận động tuyên truyền bầu cử là trách nhiệm của mỗi ứng cử viên. Điều 66 của Luật bầu cử ĐBQH và HĐND quy định, mỗi ứng cử viên phải báo cáo chương trình hành động của mình tại Hội nghị tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử, báo cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Luật Tổ chức QH và Luật Tổ chức chính quyền địa phương cũng quy định, các yêu cầu nhiệm vụ, các tiêu chuẩn đối với ĐBQH và đại biểu HĐND. Trên cơ sở những quy định này, mỗi ứng cử viên phải xây dựng được cho mình chương trình hành động bám sát được tiêu chuẩn về đại biểu đã được quy định trong pháp luật và những nhiệm vụ, trách nhiệm mà người đại biểu phải thực hiện khi trở thành ĐBQH hoặc đại biểu HĐND.

Vận động bầu cử phải dựa vào các tiêu chí mà luật quy định

Ông Đỗ Mạnh Hùng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội 

Theo tôi, để có những chương tình hành động có thể thuyết phục được cử tri hiểu, và ủng hộ cho chương trình hành động của mình và ủng hộ cho việc ứng cử của mình thì mỗi ứng cử viên cần phải xây dựng chương trình hành động làm sao bảo đảm được hai yêu cầu. Thứ nhất, theo đúng yêu cầu trong các quy định của pháp luật; thứ hai, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn mà cử tri nói chung, đặc biệt cử tri nơi người đó ứng cử, mong đợi nhất là những vấn đề mà dư luận xã hội đang bức xúc, hoặc cử tri ở địa phương đó quan tâm cần tháo gỡ, giải quyết.

 PV: Vậy ứng cử viên có phải đưa ra tiêu chí gì để vận động bầu cử không, thưa ông?

Ông Đỗ Mạnh Hùng: Luật quy định ĐBQH, đại biểu HĐND phải có 5 tiêu chuẩn: Phải trung thành với Tổ quốc, với nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, dân chủ công bằng văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt như: cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, có bản lĩnh để kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng lãng phí, chống mọi biểu hiện quan liêu hách dịch cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật; có trình độ văn hóa chuyên môn và có kiến thức, có đủ năng lực kinh nghiệm, có sức khỏe và có uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân và có điều kiện tham gia các hoạt động của QH và HĐND mà mình ứng cử. Trên cở sở những tiêu chuẩn này, mỗi ứng cử viên phải xây dựng cho mình một chương trình hành động để làm sao khi đưa ra lời hứa, phải thực hiện lời hứa của mình với cử tri để phấn đấu rèn luyện, khi trở thành ĐBQH, đại biểu HĐND thì phải biểu hiện được sự tập trung cao độ của việc thể hiện các tiêu chuẩn đó.

Theo quy định của pháp luật, mỗi ứng cử viên phải báo cáo chương tình hành động của mình trước cử tri. Việc báo cáo này hoàn toàn cần thiết, bởi vì cử tri sẽ dựa trên các yếu tố như quá trình công tác, thể hiện qua sơ yếu lý lịch, qua phẩm chất đạo đức đã được các hội nghị cử tri có ý kiến đánh giá, nhất là qua chương trình hành động để đánh giá được quan điểm, nhận thức và dự kiến các công việc mà ứng cử viên sẽ thực hiện nếu trúng cử ĐBQH, đại biểu HĐND. Vì thế mà chương trình hành động là một trong những căn cứ hết sức quan trọng để cử tri có thể bỏ phiếu, hoặc không bỏ phiếu cho mỗi ứng cử viên mà mình lựa chọn.

PV: Vậy theo ông, làm thế nào để phát huy trách nhiệm của mỗi cử tri trước lá phiếu của mình khi đi bầu cử?

Ông Đỗ Mạnh Hùng: Tôi cho rằng có ba việc rất quan trọng để việc bầu cử đạt được kết quả cao.

Thứ nhất, phải làm tốt công tác tuyên truyền từng thôn, bản, làng đến từng cử tri để mỗi địa phương, mỗi cử tri đều có thể hiểu, nhận thức ủng hộ việc bầu cử ĐBQH và HĐND các cấp. Theo tôi, thường các cuộc bầu cử của chúng ta, tỷ lệ cử tri đi bầu rất cao, đó là truyền thống rất tốt đẹp. Tuy nhiên, cũng có ở nơi này, nơi khác, địa phương này, địa phương khác có hiện tượng đi bầu hộ, bầu thay. Chúng ta đang mong muốn, làm sao để mỗi cử tri có thể trực tiếp thực hiện quyền, trách nhiệm công dân của mình. Vì thế mà công tác tuyên truyền hết sức quan trọng để mỗi cử tri xác định được rằng, lá phiếu của mình sẽ góp phần xây dựng, hoàn thiện Nhà nước của ta do dân, vì dân. Đồng thời, mỗi lá phiếu của cử tri sẽ trực tiếp quyết định vào việc lựa chọn những người có phẩm chất, đạo đức, năng lực như người dân vẫn thường nói có đủ đức, đủ tài để gánh vác công việc chung. Như vậy sẽ chỉ có lợi cho người dân, vì thế mà phải làm tốt công tác tuyên truyền để nâng cao được nhận thức của mỗi địa phương cũng như người dân.

Thứ hai, chúng ta phải xây dựng đội ngũ ứng cử viên làm sao đáp ứng được mong muốn của cử tri để dân có thể tin tưởng vào những ứng cử viên mà mình sẽ xem xét lựa chọn. Nếu dân có niềm tin vào những người mà do mình bầu ra thì họ sẽ thực sự tâm huyết, làm hết trách nhiệm của người đại biểu dân cử vì sự phát triển của địa phương, vì sự phát triển của đất nước và vì hạnh phúc của chính người dân thì người dân sẽ tích cực tham gia hoạt động bầu cử và tích cực đi bỏ phiếu.

Thứ ba, chúng ta phải tổ chức tốt những quy trình thủ tục tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân tham gia bầu cử kể cả những việc quan tâm đến các đối tượng khó khăn như người già, người khuyết tật, hay người yếu sức khỏe hoặc những cử tri mà không ở nơi cư trú thường xuyên có thể tham gia bầu cử ở những địa phương khác, hoặc những cử tri đang công tác, học tập, làm việc ở những địa bàn xa xôi, khó khăn. Phải chú ý để tạo điều kiện  tốt nhất cho cử tri thực hiện quyền và trách nhiệm của mình.

PV: Còn phía người ứng cử thì sao, ông có thể chia sẻ một số kinh nghiệm của mình đối với mỗi ứng cử viên sau khi họ trở thành ĐBQH được không?

Ông Đỗ Mạnh Hùng: Khi người ứng cử trở thành ĐBQH, đại biểu HĐND đều phải bảo đảm việc giữ gìn việc rèn luyện và thực hiện trong công tác, trong thực hiện nhiệm vụ đại biểu vào trong cuộc sống. Tuy nhiên, ba điều kiện mà mỗi ứng cử viên sau khi trúng cử ĐBQH phải chú trọng đó là:

Thứ nhất, phải thể hiện được phẩm chất đạo đức, phẩm chất chính trị của mình trên cương vị ĐBQH, đại biểu HĐND. Phải cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư và trung thành với tổ quốc, nhân dân, với hiến pháp. Đây là những phẩm chất hết sức quan trọng của mỗi ĐBQH.

Thứ hai, về trình độ năng lực, mỗi ĐBQH, đại biểu HĐND phải có đủ trình độ kiến thức chuyên môn về xã hội để có thể thực hiện tốt nhất nhiệm vụ đại biểu của mình, khi tham gia nhiệm vụ lập pháp, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước hoặc tham gia giám sát. Đây là điều kiện tiên quyết để người đại biểu có cơ sở căn cứ có điều kiện để thực hiện tốt nhất năng lực của mình, nhiệm vụ của mình, trách nhiệm của mình. Đồng thời phải luôn luôn giữ mối liên chặt chẽ với cử tri, bởi vì Quốc hội là cơ quan dân cử, đại diện cho ý chí nguyện vọng, mong muốn, tình cảm của người dân. Nếu không giữ được môí liên hệ này thì người ĐBQH, đại biểu HĐND khó có thể thực hiện được nhiệm vụ đại biểu của mình.

PV: Xin cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Vận động bầu cử phải dựa vo các tiêu chí m luật quy định