Luật Lý lịch tư pháp c hiệu lực thi hnh từ ngy 1/7/2010, đi hỏi c sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngnh chức năng trong việc cung cấp thng tin lý lịch tư pháp v xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Trong quá trình triển khai thực hiện Luật, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phối hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện còn một số vướng mắc, khó khăn cần sớm được giải quyết, khắc phục.
Theo Nghị định 111/2010/NĐ-CP và Thông tư liên tịch số 04/2012/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP chỉ quy định trách nhiệm của phòng Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát trong việc tra cứu, xác minh và cung cấp thông tin có trước ngày 1/7/2010. Tuy nhiên, do cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của Sở Tư pháp Hà Nội đang trong quá trình hoàn chỉnh, nên nếu Công an thành phố Hà Nội chỉ cung cấp thông tin có trước ngày 1/7/2010 thì sẽ bị sót lọt thông tin, không đảm bảo thông tin về án tích phục vụ yêu cầu của công dân đầy đủ, chính xác, kịp thời. Khắc phục vướng mắc này, hiện tại phòng Hồ sơ nghiệp vụ cảnh sát và Sở Tư pháp vẫn phối hợp trong việc thực hiện tra cứu, xác minh cung cấp thông tin về tình trạng án tích của công dân không phân biệt thời gian trước hay sau ngày 1/7/2010.
Mặt khác, tại Điều 18 Luật Lý lịch tư pháp có quy định về nhiệm vụ của cơ quan công an trong việc cung cấp thông tin lý lịch tư pháp về án tích. Tuy nhiên quá trình tra cứu, trả lời xác minh thông tin lý lịch tư pháp của cơ quan công an, có trường hợp đương sự đang bị cơ quan điều tra khởi tố hoặc đang có lệnh truy nã… trong khi Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Lý lịch tư pháp không quy định việc cung cấp thông tin đối với những trường hợp này.
Trong công tác phối hợp, việc gửi Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận đặc xá của các trại tạm giam được thực hiện theo đường văn thư, nên đôi khi bị thất lạc, không đảm bảo thời gian quy định là 10 ngày. Việc cung cấp thông tin về án phạt ngoài tù cho Sở Tư pháp cũng gặp nhiều khó khăn do một số UBND cấp xã chưa gửi các thông tin lý lịch tư pháp về chấp hành án phạt ngoài tù cho cơ quan thi hành án hình sự cấp huyện. Ngoài ra, hầu hết các đơn vị Viện Kiểm sát, Tòa án các cấp chưa thực hiện thường xuyên việc gửi, cung cấp thông tin tài liệu liên quan đến người phạm tội theo quy định nên phòng Hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát – Công an thành phố Hà Nội không có đủ thông tin về hình thức xử lý cuối cùng đối với hành vi vi phạm của đương sự để trả lời Sở Tư pháp. Do đó, Sở Tư pháp phải tiếp tục xác minh tại Viện Kiểm sát, Tòa án, khiến một số trường hợp chậm trả kết quả cấp Phiếu lý lịch tư pháp cho công dân theo quy định của Luật.
Để chủ động thực hiện tốt các nhiệm vụ liên quan đến công tác triển khai, thực hiện Luật Lý lịch tư pháp, thời gian tới, liên ngành Sở Tư pháp – Công an thành phố Hà Nội sẽ cùng đánh giá, rút kinh nghiệm những tồn tại, hạn chế sau hơn 5 năm thực hiện Luật Lý lịch tư pháp. Đặc biệt là việc rà soát lại quy trình, quy chế phối hợp, trang thiết bị cơ sở vật chất, con người phục vụ cho việc phối hợp, trao đổi cung cấp thông tin phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp đảm bảo việc cung cấp thông tin được đầy đủ, kịp thời, đáp ứng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của công dân…