Vụ án đặc biệt phức tạp, Nguyễn Văn Sỹ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hnh cng vụ đã khép lại từ năm 2013. Tuy nhiên, con của bị cáo, ng Nguyễn Minh Dũng vẫn đứng ngồi khng yên vì Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả...
Theo đơn thư của ông Nguyễn Minh Dũng gửi đến lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các cơ quan báo chí “kêu cứu” việc UBND huyện Tân Châu (tỉnh Tây Ninh) ra quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả liên quan đến vụ án hình sự nêu trên thì: Bản án số 81/2009/HSST ngày 28/10/2009 đã tuyên bố Nguyễn Văn Sỹ (đã chết 2013), Nguyễn Ngọc Thạnh và Trần Hoàn Kiếm phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Ngoài án phạt tù, các bị cáo phải chịu hình phạt bổ sung và các biện pháp tư pháp, giao toàn bộ diện tích đất hơn 212 ha đất đang sử dụng cho Công ty TNHH MTV Mía đường Tây Ninh để đơn vị này có trách nhiệm giao trả lại cho UBND huyện Tân Châu.
Do sự phức tạp của vụ án, trong một thời gian dài, có nhiều chỉ đạo của các cơ quan hữu quan. Cuối cùng, ngày 10/7/2014, UBND huyện Tân Châu đã ban hành Quyết định số 1267/QĐ-KPHQ, buộc tiêu hủy toàn bộ cây trồng trên diện tích đất vi phạm (khoảng 34 ha) thuộc ấp Tân Lâm, xã Tân Hà của gia đình ông Nguyễn Minh Dũng. Trao đổi với PV, ông Dũng cho rằng, số cây bị tiêu hủy trên diện tích đất trên là cây cao su có từ 7 đến hơn 10 năm tuổi, với giá trị đầu tư hàng chục tỷ đồng và đã cho sản lượng đáng kể. Hàng năm, diện tích đất của hơn 30 hộ dân (trong đó có cây cao su của những người liên quan trong bản án) khoảng 234 ha đã cho nhiều tấn mủ tươi bị tiêu hủy, chặt bỏ để phục hồi nguyên trạng thì lãng phí không tả nổi. Loại cây trồng có giá trị kinh tế như thế chặt bỏ đi để lấy đất trống, còn người dân trắng tay và rơi vào cảnh nợ nần chồng chất cần được xem xét lại. Hầu hết những gia đình liên quan trong vụ án đều phải vay vốn để đầu tư, đến nay vốn chưa thu hồi được, nói chi lợi nhuận, ông Nguyễn Minh Dũng chua chát nói.
Liên quan đến vụ thu hồi GCNQSDĐ và cũng chịu chung số phận cây cao su bị chặt bỏ, ông Đặng Văn Ninh - nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Tây Ninh qua 2 nhiệm kỳ, từ năm 1990 đến năm 2000, cho rằng: Đơn thư chúng tôi gửi các vị nguyên và đương chức lãnh đạo của tỉnh đều nêu rõ, việc các hộ dân được cấp GCNQSDĐ là hợp pháp bởi thực hiện theo chủ trương chung của UBND tỉnh, có sự chấp thuận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc này nhằm điều chỉnh lại quy hoạch tổng quan lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, tạo cơ sở cho phát triển kinh tế hộ gia đình ở huyện Tân Châu và Tân Biên.
Trên cơ sở các quyết định của UBND tỉnh, đất trên địa bàn này không còn do nông trường quản lý mà giao về cho huyện để thông báo cho người dân đăng ký, kê khai cấp quyền sử dụng đất. Như vậy, từ năm 1997 khi nhà nước có chủ trương cấp giấy tờ cho nhân dân đến sau năm 2007, khi vụ án ở Xí nghiệp Đường Nước Trong xảy ra đã qua hơn 10 năm. Cũng từ chủ trương đúng đắn của UBND tỉnh trong giai đoạn đó, người dân đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư trồng cao su, tạo nên một vùng cây công nghiệp có giá trị và thúc đẩy kinh tế trên địa bàn phát triển gấp nhiều lần so với trước.
Lẽ nào, một vùng kinh tế trong xu thế ngày càng đi lên, lấy tiềm năng cây cao su làm thế mạnh để phát triển, một trong số đó với bạt ngàn cao su đang độ sung sức sẽ bị đốn bỏ bởi Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Khi đó, thời khốn khó của những người dân trên sẽ quay lại, làm xáo trộn những thôn ấp vốn dĩ yên bình và trù phú, ông Dũng trầm ngâm.