Diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 khiến các chuyên gia, các nh hoạch định chính sách trên thế giới phải đưa ra khng ít giải pháp về một trật tự mới, nhằm đạt được sự cân bằng giữa mục tiêu bảo vệ sức khoẻ cộng đồng v phát triển kinh tế. Một trong số những giải pháp đề cập nhiều hiện nay l đưa vo ứng dụng Hộ chiếu vaccine.
Ý tưởng còn nguyên giá trị
Hộ chiếu vaccine là một chứng chỉ dưới dạng giấy hoặc kỹ thuật số, cho biết tình trạng tiêm ngừaCovid-19 hoặc kết quả xét nghiệm Covid-19 của mỗi cá nhân. Đây không phải là một ý tưởng mới, bởi ngay từ những năm 1880, khi bệnh đậu mùa xuất hiện, học sinh và giáo viên tại Mỹ đã được yêu cầu nộp bằng chứng về việc chích ngừa bệnh đậu mùa trước khi tham gia các lớp học.
Đến năm 1897, khi nhà khoa học người Nga Waldemar Haffkine phát triển thành công loại vaccine chống lại bệnh dịch hạch, ngay lập tức, phương pháp này của ông được thực dân Anh ở Ấn Độ ứng dụng. Và để đảm bảo dịch bệnh không bùng phát tại các điểm hành hương của người theo đạo Hindu và đạo Hồi vốn chiếm phần đông ở Ấn Độ, chính phủ bấy giờ đã yêu cầu người dân phải tiêm phòng vaccine và mang theo bằng chứng trước khi vào các địa điểm hành hương.
Ở nửa sau thế kỷ 20, khi giao thông hàng không phát triển, hộ chiếu vaccine càng trở thành vấn đề cấp thiết. Trước khi lên máy bay, hành khách phải chứng nhận đã tiêm chủng một loại bệnh tương ứng thời điểm. Nếu phát hiện nghi nhiễm, hành khách đó sẽ bị cách ly bắt buộc.
Để đối phó với đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia đã lựa chọn giải pháp hộ chiếu vaccine. Trung Quốc, quốc gia khởi phát đại dịch đã ra mắt hộ chiếu vaccine dưới dạng ứng dụng WeChat mini vào tháng 3. Các nước như Israel có Green Pass, Đan Mạch có Coronapas, Liên minh châu Âu (EU) ứng dụng Chứng chỉ Covid Kỹ thuật số EU.
Tại Pháp, người dân và du khách tới các rạp chiếu phim, bảo tàng, sân vận động và những sự kiện có sức chứa hơn 50 người sẽ phải chứng minh đã tiêm chủng đủ hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.
Italy cũngđã bắt đầu triển khai "hộ chiếu vaccine" nhằm từng bước đưa cuộc sống trở lại bình thường. Kể từ ngày 6/8, người dân cần xuất trình "thẻ xanh" trước khi vào nhà hàng, bảo tàng, phòng tập thể dục, nhà hát.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hồi cuối tháng 7 thông báo hộ chiếu vaccine sẽ là quy định bắt buộc của nước này tại các địa điểm đông người, trong đó có hộp đêm kể từ cuối tháng 9 này.
Mới đây nhất hôm 6/9, Thủ tướng Nhật BảnYoshihide Suga cũng chính thức phê duyệt “hộ chiếu vaccine điện tử” tại nước này. Theo đó, người dùng sẽ nhận được mã QR trên điện thoại. Dự án sẽ được khởi động từ đầu tháng 9 và dự kiến đến tháng 12 sẽ bắt đầu cấp chứng chỉ điện tử cho người dân. Trước đó, từ cuối tháng 7, Nhật Bản đãcấp hộ chiếu vaccine dưới dạng giấy.
Bắt kịp thế giới
Tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu cho thí điểm sử dụng Hộ chiếu vaccine với khách quốc tế đến một số trung tâm du lịch có thể kiểm soát được dịch bệnh như Phú Quốc, Kiên Giang.
Hôm 4/9, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Quảng Ninh đã đón chuyến bay đầu tiên thí điểm hộ chiếu vaccine.Đây được xem là một trong những tín hiệu tích cực với thị trường hàng không, đồng thời mở ra triển vọng về việc dần khôi phục các đường bay, nối lại giao thương khi dịch bệnh được kiểm soát.
Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn Phạm Ngọc Sáu nhận định, các chuyến bay đưa khách quốc tế về Việt Nam áp dụng hình thức thí điểm cách ly y tế 7 ngày sẽ tạo tiền đề cho việc mở rộng phạm vi hơn nữa tới những người có nhu cầu đi lại thực sự, tiến tới khôi phục dần các đường bay trong nước, nối lại giao thương khi dịch bệnh dần được kiểm soát.
Trước đó, PGS.TS Ngô Trí Long, chuyên gia kinh tế, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả - Bộ Tài chính, cho rằng hộ chiếu vaccine chính là chìa khóa mở đường bay quốc tế và vấn đề với Việt Nam bây giờ là tốc độ triển khai.
Ông Trương Phương Thành - Phó tổng giám đốc Bamboo Airways, một trong những đơn vị đã sẵn sàng cho việc đưa vào thử nghiệm Hộ chiếu vaccine, nhận định: “Xét về mặt xã hội, nếu được triển khai một cách đồng bộ và khoa học, hộ chiếu vaccine có thể sẽ là "tấm giáp" hữu hiệu bảo vệ cộng đồng trong giai đoạn bình thường mới, cho phép các lệnh giãn cách xã hội được bãi bỏ đối với một số lượng lớn những người dân/khu vực dân cư đã hoàn thành công tác chích ngừa vaccine. Khi, và chỉ khi các rào cản phong tỏa được dỡ bỏ, cuộc sống và hoạt động của người dân trên khắp thế giới mới có thể được bình thường hóa”.
Cũng theo Phó tổng giám đốc Bamboo Airways, hãng này đã và đang phối hợp chặt chẽ với Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), nhà chức trách và các đơn vị thành viên để triển khai áp dụng thử nghiệm hộ chiếu vaccine. Hiện Bamboo Airways đang hoàn tất bước đầu công tác xây dựng quy trình và thủ tục liên quan, chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến bay thử nghiệm ngay từ quý IV tới.