Ngy 30/12, TANDTC tổ chức Hội nghị tập huấn phổ biến chính sách pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thng qua hình thức trực tuyến.
Tham dự Hội nghị tập huấn có đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc TANDTC; các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký cùng các điểm cầu trong hệ thống TAND...
Tại Hội nghị, Báo cáo viên, Thẩm phán TANDTC Trần Văn Cò và Thẩm phán TANDTC Lương Ngọc Trâm giới thiệu, giảng giải hai chuyên đề về: “Triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP ngày //8/2019 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC, hướng dẫn áp dụng Điều 214 về tội gian lận bảo hiểm xã hội; Điều 2 về tội gian lận bảo hiểm y tế; Điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động của Bộ luật hình sự”; và “Kỹ năng định tội danh và giải quyết trách nhiệm bồi thường dân sự các tội chiếm đoạt tài sản…”.
Thẩm phán TANDTC Trần Văn Cò phát biểu tại buổi tập huấn
Báo cáo viên Trần Văn Cò đã giới thiệu về các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP, đồng thời phổ biến quy định của Bộ luật hình sự năm 20 về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp (Điều 214); tội gian lận bảo hiểm y tế (Điều 2) và tội trốn đóng báo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động (Điều 216).
Theo đó, Nghị quyết số 05/2019/NQ-HĐTP đã giải thích rõ những thuật ngữ được sử dụng trong hướng dẫn áp dụng các Điều 214, 2 và 216 của Bộ luật Hình sự; Một số tình tiết định khung hình phạt. Đặc biệt, Điều 5 của Nghị quyết hướng dẫn xử lý hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018.
Đối với hành vi trốn đóng bảo hiểm thực hiện trước 0 giờ 00 phút ngày 01/01/2018 thì không xử lý về hình sự theo quy định tại Điều 216 của BLHS mà tùy từng trường hợp xử lý.
Cụ thể, trường hợp chưa xử phạt vi phạm hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính, thì cơ quan có thẩm quyền xem xét xử phạt vi phạm hành chính. Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt cố tình trốn tránh, trì hoãn việc thi hành, thì thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều 74 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Việc thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính này thực hiện theo pháp luật về thi hành, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trường hợp gây thiệt hại cho người lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân khác, thì người bị thiệt hại có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đối với người vi phạm theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Thẩm phán TANDTC Lương Ngọc Trâm trao đổi tại buổi tập huấn
Liên quan đến “Kỹ năng định tội danh và giải quyết trách nhiệm bồi thường dân sự các tội chiếm đoạt tài sản”, Thẩm phán TANDTC Lương Ngọc Trâm đã hướng dẫn về kỹ năng xác định tội danh trong các vụ án hình sự.
Báo cáo viên Lương Ngọc Trâm nhấn mạnh, để định tội danh phải căn cứ vào các yếu tố khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm để xác định tội phạm.
Mỗi hành vi nguy hiểm cho xã hội khi hội tụ đủ các yếu tố về mặt khách thể của tội phạm; mặt khách quan của tội phạm; chủ thể của tội phạm; mặt chủ quan của tội phạm thì đủ yếu tố cấu thành một tội phạm. Nếu các hành vi nguy hiểm cho xã hội đó đan xen, nối tiếp nhau trong một vụ án hình sự thì có thể cấu thành một tội phạm hay các tội phạm độc lập tương ứng với hành vi nguy hiểm mà người phạm tội đã gây ra.
Quanh cảnh buổi tập huấn
Hàng tháng, TANDTC đều tổ chức tập huấn trực tuyến với những chuyên đề bám sát thực tiễn nhằm bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng, nghiệp vụ xét xử cho các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký để áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án được thống nhất và đúng đắn, nâng cao chất lượng xét xử.
Đây cũng là dịp để lãnh đạo các đơn vị, các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký học hỏi, chia sẻ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn.