Hội đồng Bảo an ngy 17/8 đã tổ chức cuộc họp kín nhằm tìm kiếm giải pháp cho tình hình khủng hoảng tại Myanmar, với sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Pehin Yusof, vừa được bổ nhiệm lm Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar.
Tại cuộc họp, ông Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan Pehin Yusof, Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), đồng thời mới được bổ nhiệm làm Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar đã thông tin về các nỗ lực gần đây của ASEAN liên quan tình hình Myanmar.
Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei chia sẻ các nỗ lực của ASEAN trong thời gian qua trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình cho vấn đề Myanmar, đặc biệt là những nội dung được đạt được tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 54 như việc nhất trí bổ nhiệm Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar và giao Tổng Thư ký ASEAN điều phối các hoạt động nhân đạo nhằm thực hiện "Đồng thuận 5 điểm" đạt được tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN ngày /4.
Trong khi đó, Đặc phái viên của LHQ về Myanmar, bà Christine Burgener Burgener và Quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo kiêm Phó Điều phối cứu trợ khẩn cấp Ramesh Rajasingham, cũng đã tham dự và báo cáo tại cuộc họp.
Đặc phái viên của LHQ, bà Gergener đã cập nhật thông tin đối thoại với các bên liên quan và quyền Trợ lý Tổng Thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo kiêm Phó Điều phối cứu trợ khẩn cấp cũng chia sẻ thông tin về về tình hình nhân đạo ở Myanmar.
Tất cả các nước thành viên HĐBA LHQ đều đánh giá cao nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy tìm kiếm giải pháp hòa bình trong vấn đề Myanmar, thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, và kết nối với các bên liên quan ở Myanmar.
Bên cạnh đó, nhiều nước tiếp tục bày tỏ quan ngại về các vụ tấn công, bạo lực và kêu gọi các bên chấm dứt bạo lực, kiềm chế, tổ chức đối thoại bao trùm và có ý nghĩa để giải quyết vấn đề.
Tham dự cuộc họp, Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại LHQ bày tỏ quan ngại về tình hình ở Myanmar, đặc biệt về các cuộc đụng độ bạo lực giữa các bên, việc phá hủy các văn phòng và cơ sở hạ tầng dân sự và làn sóng COVID-19 lần thứ 3.
Đại sứ Đặng Đình Quý cho rằng, nếu không chấm dứt ngay bạo lực, các nỗ lực ổn định, đối thoại và hòa giải sẽ bị tổn hại nghiêm trọng. Theo ông, điều quan trọng hiện nay, tất cả các bên ở Myanmar phải đảm bảo an toàn, an ninh, an ninh y tế cho người dân; đảm bảo quyền tiếp cận nhân đạo không bị cản trở cho tất cả mọi người; ưu tiên phòng chống và kiểm soát COVID-19.
Đại diện của Việt Nam thúc giục các bên liên quan ở Myanmar thực hiện kịp thời và đầy đủ Đồng thuận 5 điểm đạt được tại Hội nghị các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng 4/2021, trong đó có việc tiến hành các cuộc đối thoại có ý nghĩa nhằm tìm kiếm một giải pháp hòa bình toàn diện và lâu dài vì lợi ích của người dân Myanmar.
Đại sứ Đặng Đình Quý nhấn mạnh, tình hình ở Myanmar rất phức tạp với nhiều nguyên nhân lịch sử sâu xa cho nên việc tìm kiếm giải pháp là một quá trình khó khăn và lâu dài cần được xử lý một cách thận trọng và phù hợp; cần sự cam kết mạnh mẽ, và nỗ lực xây dựng từ tất cả các bên liên quan ở Myanmar; đồng thời cần tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm chủ quyền, độc lập, toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất của Myanmar.
Đại sứ cũng chia sẻ nỗ lực của ASEAN trong thời gian gần đây, cho rằng ASEAN và các nước thành viên đã và đang nỗ lực hết sức để giảm bớt vấn đề nhân đạo, chấm dứt bạo lực ở Myanmar và hỗ trợ Myanmar một cách tích cực, hòa bình và mang tính xây dựng.
Đại sứ kêu gọi các thành viên HĐBA và cộng đồng quốc tế tiếp tục hỗ trợ thiết thực cho những nỗ lực của ASEAN trong thời điểm khó khăn này, thông qua việc hỗ trợ nhân đạo, hỗ trợ y tế và viện trợ vaccine tại Hội nghị hỗ trợ Myanmar dự kiến tổ chức vào ngày 18/8/2021, cũng như thông qua Trung tâm Điều phối Hỗ trợ Nhân đạo về Quản lý Thiên tai của ASEAN.
Myanmar rơi vào bế tắc chính trị kể từ ngày 1/2 vừa qua sau khi quân đội bắt giữ các lãnh đạo chính phủ, các thủ hiến vùng và bang cùng các thành viên cấp cao của đảng NLD với cáo buộc có hành vi gian lận bầu cử. Sau khi tạm nắm quyền điều hành đất nước, quân đội Myanmar ban bố tình trạng khẩn cấp kéo dài 1 năm, đồng thời cam kết sẽ tổ chức bầu cử và chuyển giao quyền lực. Ngày 26/7 vừa qua, chính quyền quân sự đã hủy kết quả cuộc bầu cử năm 2020, trong đó đảng Liên đoàn Quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi giành chiến thắng.
Đầu tháng 6 vừa qua, ông Erywan Yusof và Tổng Thư ký ASEAN Dato Lim Jock Hoi đã tới Myanmar nhằm thảo luận về cách thức ASEAN có thể hỗ trợ Myanmar đạt được giải pháp hòa bình vì lợi ích của người dân thông qua việc thực hiện hiệu quả và kịp thời đồng thuận 5 điểm cũng như cách ASEAN có thể hỗ trợ tạo điều kiện cho đối thoại mang tính xây dựng giữa tất cả các bên ở Myanmar và cung cấp hỗ trợ nhân đạo của ASEAN cho Myanmar.