Ngy 4/12, TANDTC tổ chức Hội thảo khoa học Thực tiễn thi hnh Luật phá sản năm 2014. Ông Nguyễn Văn Tiến, Ph Chánh án TANDTC chủ trì hội thảo.
Dự hội thảo còn có ông Kim Tae Joon, Giám đốc dự án KOICA – Hàn Quốc về tăng cường năng lực Tòa án Việt Nam; các Thẩm phán TANDTC, Thẩm phán Tòa án các cấp, các chuyên gia và đại diện một số cơ quan liên quan.
Phát biểu khai mạc, Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Văn Tiến cho biết: Luật Phá sản năm 2014 ra đời thay thế Luật phá sản năm 2004 nhằm đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu kinh tế theo hướng vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững; xây dựng chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã phát triển; bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp, quyền tự do kinh doanh của tổ chức, cá nhân; tạo hành lang pháp lý hiệu quả để doanh nghiệp, hợp tác xã đang trong tình trạng thua lỗ có cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thị trường một cách trật tự.
Luật phá sản 2014 đã có những cải cách lớn về cơ chế giải quyết phá sản, như tiêu chí xác định doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán; Chế định Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản; trình tự giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản; thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã; thủ tục phá sản đối với tổ chức tín dụng; tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản theo thủ tục rút gọn …
Qua hơn 05 năm thi hành Luật, đến nay đã đạt được những kết quả nhất định. Số lượng vụ việc phá sản mà Tòa án các cấp thụ lý, giải quyết tăng lên đáng kể. Đội ngũ Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý thanh lý tài sản đã và đang hình thành góp phần tích cực trong quá trình giải quyết hiệu quả các vụ việc phá sản tại Tòa án. Bên cạnh những kết quả đạt được, thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014 cũng cho thấy một số vướng mắc, bất cập, yêu cầu phải có những sửa đổi phù hợp để nâng cao hiệu quả thi hành.
Để có thêm cơ sở thực tiễn phục vụ việc nghiên cứu, xây dựng Luật Phá sản (sửa đổi), Tòa án nhân dân tối cao tổ chức Hội thảo về tổng kết thực tiễn thi hành Luật Phá sản năm 2014 để lấy ý kiến của các Thẩm phán, các chuyên gia và các nhà khoa học về lĩnh vực này, Phó Chánh án nhấn mạnh.
Báo cáo một số điểm khái quát kết quả triển khai thi hành Luật phá sản 2014, ông Trần Văn Hà, Phó Vụ trưởng Vụ pháp chế và quản lý khoa học TANDTC cho biết: Luật phá sản 2014, sau khi có hiệu lực thi hành từ tháng 1/20 đến nay đã có bước cải cách lớn, khắc phục những hạn chế từ thực tiễn thi hành Luật phá sản 2004, tạo môi trường pháp lý lành mạnh, bình đẳng, hỗ trợ mọi loại hình doanh nghiệp cạnh tranh, tồn tại trong sự tiến bộ, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên, qua thực tiễn giải quyết các vụ việc phá sản tại Tòa án cũng đã nổi lên một số những bất cập, vướng mắc.
Theo báo cáo tổng hợp từ các Tòa án cho thấy, từ khi luật có hiệu lực thi hành đến 3/2020, TAND các cấp thụ lý 587 vụ việc phá sản. Trong đó, Tòa án đã ra quyết định mở thủ tục phá sản 287 vụ việc, ra quyết định không mở thủ tục phá sản 97 vụ việc và ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, Hợp tác xã phá sản là 139 vụ việc.
Như vậy, so với 9 năm thi hành Luật phá sản thấy rằng số lượng đã tăng lên so với trước đây nhưng vẫn chưa phản ánh đúng thực tế hiện nay. Một số Tòa án tại các TP lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh số lượng vụ việc tăng lên, nhưng cũng có những địa phương Tòa án cấp tỉnh không thụ lý vụ việc nào như: Bắc Cạn, Lào Cai, Thái Nguyên…
Báo cáo cũng chỉ ra một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến Luật phá sản. Nguyên nhân do luật này còn nhiều quy định chưa rõ ràng và có những cách hiểu khác nhau, dẫn đến không có sự thống nhất trong cách giải quyết của các Tòa án; có những quy định chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu mở thủ tục phá sản và doanh nghiệp; một số quy định chưa thống nhất, còn mâu thuẫn với các luật có liên quan…
Hội thảo cũng đã nghe đại diện các Tòa án, Bộ Tư pháp, các chuyên gia… trình bày tham luận các vấn đề liên quan đến Luật phá sản 2014.