Chính trị

Hội thảo ý kiến vào dự thảo Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND (sửa đổi)

Khánh Ngọc 03/04/2025 - 17:27

Ngày 3/4, tại TP Cần Thơ, Thường trực Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý của các ĐBQH chuyên trách đại diện cho Đoàn ĐBQH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vào dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (sửa đổi).

Phát biểu tại hội thảo, bà Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu cho biết, lần sửa đổi Luật Bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND lần này được đặt trong tổng thể việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy nhà nước theo tinh thần Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Trung ương, đồng thời với việc sửa đổi Hiến pháp trong lộ trình thực hiện mô hình chính quyền 2 cấp.

1(3).jpg
Bà Nguyễn Thanh Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu phát biểu tại hội thảo

Trong đó, giao Đảng ủy Quốc hội chủ trì, chỉ đạo các cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp với phạm vi là các vấn đề về tổ chức bộ máy và nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND mà Ủy ban Công tác đại biểu là cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc chủ trì soạn thảo dự án luật này.

Đây là vấn đề quan trọng, có tác động lớn đến tổ chức bộ máy chính quyền địa phương và công tác bầu cử trong thời gian sắp tới. Bên cạnh đó, các nội dung quan trọng về cơ cấu, tiêu chuẩn đại biểu, quy trình hiệp thương, giới thiệu người ứng cử, hồ sơ ứng cử, danh sách cử tri, việc phân chia đơn vị bầu cử, công tác vận động bầu cử, giải quyết khiếu nại, tố cáo...

2.jpg
Quang cảnh hội thảo

Các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến về những điều chỉnh, sửa đổi cần thiết trong luật để phù hợp với mô hình chính quyền 2 cấp đang được nghiên cứu, nhằm đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất với các quy định của Hiến pháp và các văn bản pháp luật có liên quan.

Công tác tổ chức bầu cử, thành lập các tổ chức phụ trách bầu cử, phân chia đơn vị bầu cử trong bối cảnh tinh gọn bộ máy, nhằm bảo đảm hiệu quả hoạt động của hệ thống chính quyền địa phương. Cơ chế để nâng cao hơn nữa chất lượng đại biểu dân cử, trong điều kiện sẽ không tổ chức cấp huyện.

Trên cơ sở ý kiến của các đại biểu tại hội thảo, cơ quan soạn thảo sẽ lắng nghe, ghi chép đầy đủ các ý kiến để nghiên cứu tiếp thu, hoàn thiện dự thảo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND (sửa đổi), đề sau khi luật được ban hành sẽ bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và phục vụ cuộc bầu cử sắp tới.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hội thảo ý kiến vo dự thảo Luật Bầu cử ĐBQH v đại biểu HĐND (sửa đổi)