Hơn 20 tỉ đồng cho hoạt động bảo tồn văn ha cồng chiêng ở Đắk Lắk

Thục Anh (TH)| 03/03/2022 10:13
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Khng gian văn ha cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO cng nhận l “Di sản văn ha phi vật thể đại diện của nhân loại” vo năm 2008.

Mới đây, UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 17.12.2021 của HĐND tỉnh về bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng tỉnh giai đoạn 2022 – 2025. Tổng kinh phí triển khai thực hiện kế hoạch là 20,3 tỉ đồng.

Theo thống kê, tỉnh Đắk Lắk hiện có 2.089 bộ chiêng, trong đó có 1.645 bộ chiêng Êđê, 319 bộ chiêng M’nông, 118 bộ chiêng Jrai, 5 bộ chiêng Xơ đăng, 4 bộ chiêng Mường, 3 bộ chiêng Vân Kiều, 3 bộ chiêng Thái và 1 bộ chiêng Ba Na. Tỉnh có 3.855 nghệ nhân diễn tấu cồng chiêng, 186 nghệ nhân hát kể sử thi, 393 nghệ nhân chỉnh chiêng, 635 nghệ nhân truyền dạy cồng chiêng, 568 nghệ nhân chế tác nhạc cụ dân tộc, 370 nghệ nhân tạc tượng…

47137309_2219868678274119_7667905001603203072_n_owsm.jpg
Hội cồng chiêng của dân tộc Giá Rai, huyện Chư Prông(Gia Lai).

Những nhiệm vụ chủ yếu theo kế hoạch là tổ chức tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa cồng chiêng trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các sự kiện như ngày hội, hội thi, hội diễn, liên hoan, trưng bày, triển lãm…

Bên cạnh đó, tỉnh còn tổ chức nhiều hoạt động, chương trình ngoại giao, giao lưu văn hóa cồng chiêng, xét tặng danh hiệu và vinh danh nghệ nhân dân gian.

Tuy nhiên, văn hóa cồng chiêng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đang có nguy cơ mai một, thất truyền. Nhiều nơi, cồng chiêng không còn mang ý nghĩa linh thiêng mà trở thành vật mua bán, trao đổi. Đa số các nghệ nhân đều có hoàn cảnh khó khăn, thu nhập thấp, tuổi cao sức yếu.

Bảo tồn buôn văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng để duy trì sinh hoạt văn hóa cồng chiêng. Cấp chiêng và trang phục truyền thống cho đội chiêng, đội văn nghệ tiêu biểu ở buôn đồng bào dân tộc thiểu số để duy trì tập luyện, tham gia sinh hoạt văn hóa cồng chiêng...

Song song với các hoạt động trên, tỉnh hệ thống hóa tư liệu văn hóa cồng chiêng và hình ảnh các bộ chiêng cổ; tổ chức các lớp truyền dạy cồng chiêng, hát kể sử thi, dân ca, dân vũ, chế tác nhạc cụ dân tộc trong các trường dân tộc nội trú...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hơn 20 tỉ đồng cho hoạt động bảo tồn văn ha cồng chiêng ở Đắk Lắk