Đ l yêu cầu của Ph Thủ tướng Trương Ha Bình tại buổi lm việc với Bộ Nội vụ về những nhiệm vụ liên quan thuộc lĩnh vực Bộ quản lý diễn ra ngy 6/6.
Tại buổi làm việc, Báo cáo của Bộ Nội vụ cho biết 5 tháng đầu năm 2016, Bộ đã tập trung tham mưu cho Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) Nhà nước giai đoạn 2016-2020, tập trung triển khai nhiệm vụ trọng tâm về CCHC năm 2016 như: Chính phủ điện tử, tinh giản biên chế, tiếp tục cải cách chế độ công vụ, công chức; cải cách thủ tục hành chính; thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.
Cụ thể, Bộ đã chú trọng công tác xây dựng thể chế, chính sách thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước, các văn bản, đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, bảo đảm tiến độ, chất lượng; đặc biệt, đã làm tốt nhiệm vụ giúp Chính phủ và Hội đồng Bầu cử quốc gia tổ chức thành công cuộc bầu cử ĐBQH khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Trong đó, giúp Chính phủ trình UBTVQH ban hành 2 nghị quyết về chế độ chính sách và điều kiện bảo đảm hoạt động của HĐND và tiêu chuẩn phân loại đơn vị hành chính. Công tác CCHC tiến hành đồng bộ và có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả lĩnh vực, triển khai thực hiện xác định chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân…
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình đánh giá cao các kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của Bộ Nội vụ thời gian qua. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra một số hạn chế trong hoạt động của Bộ như công tác CCHC chuyển biến chậm, chưa đáp được yêu cầu của nhân dân, chưa thực sự là một trong 3 khâu đột phá, việc xây dựng văn bản pháp quy còn chậm, một số văn bản phải lùi thời gian…
Về CCHC trong đoạn 2011-20 đã đạt được một số kết quả, tuy nhiên Phó Thủ tướng cho rằng, việc triển khai cơ chế một cửa liên thông trong đăng ký kinh doanh hiện vẫn còn chồng chéo, mâu thuẫn giữa các cơ quan nên cần sớm giải quyết. Vì vậy, Bộ Nội vụ cần đôn đốc các bộ, ngành công bố đúng thời hạn chỉ số CCHC hằng năm của các bộ, ngành và UBND các tỉnh, thành phố; đôn đốc các cơ quan liên quan triển khai xác định chỉ số hài lòng và chất lượng dịch vụ công như y tế, giáo dục; tạo điều kiện thuận lợi nhất cho nhân dân khi tiếp cận cơ quan hành chính Nhà nước, nhất là trong hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp bằng thủ tục hành chính gọn nhẹ, rút ngắn thời gian. Điều đó đòi hỏi xây dựng nền hành chính công thực sự công khai minh bạch, chuyên nghiệp và hiện đại. Đây là những nền tảng quan trọng để xây dựng Chính phủ liêm chính, phát triển Chính phủ điện tử.
Nhấn mạnh, cải cách hành chính là một trong ba khâu đột phá để phát triển đất nước, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị Bộ Nội vụ đặc biệt coi trọng cải cách hành chính để xây dựng nhà nước pháp quyền phục vụ nhân dân, của dân, do dân, vì dân. Bộ Nội vụ cần giảm bớt giấy tờ, tăng giao dịch qua mạng, cung cấp dịch vụ công thật tốt, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi làm thủ tục với các cơ quan nhà nước. Đặc biệt, thủ tục hành chính phải gọn nhẹ, nhanh chóng với thời gian rút ngắn để thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh, tăng cường hậu kiểm. Để đạt được điều đó, đòi hỏi phải xây dựng nền hành chính công thực sự công khai, minh bạch, chuyên nghiệp và hiện đại, ứng dụng tin học trong các lĩnh vực quản lý nhà nước.
Bộ Nội vụ cần chú trọng ứng dụng công nghệ tin học vào mô hình một cửa, một cửa liên thông trên nhiều lĩnh vực, phân công rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành. Việc ứng dụng công nghệ tin học trong cải cách hành chính đối với từng bộ, ngành phải làm rõ việc liên thông hay tích hợp như thế nào để tạo cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên nhiều lĩnh vực, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Đặc biệt, Phó Thủ tướng lưu ý Bộ Nội vụ tham mưu, tổ chức thực hiện việc tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, tránh việc tinh giản không đúng đối tượng, sử dụng việc tinh giản không đúng mục đích. Đây là chủ trương quan trọng của Đảng và Nhà nước cần được thực hiện đồng bộ với các chính sách khác như chấn chỉnh ngay từ khâu tuyển dụng đến đánh giá, phân loại, tổ chức lại toàn bộ hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng Nhà nước chỉ giữ lại những đơn vị cần thiết, còn lại sẽ chuyển sang mô hình doanh nghiệp hoặc giải thể, giảm mạnh số lượng viên chức hiện nay.
Về tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, Phó Thủ tướng chỉ rõ, Bộ cần tiếp tục đề xuất phương án xử lý theo tinh thần của Luật Tổ chức Chính phủ năm 20; tập trung rà soát, trình Chính phủ các văn bản sửa đổi các quy định về tổ chức bộ máy, biên chế trong các luật hiện hành không thuộc lĩnh vực tổ chức Nhà nước; quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng về việc không quy định việc thành lập các tổ chức vào luật chuyên ngành, có ý kiến rõ ràng vào văn bản thẩm định hoặc góp ý; nâng cao chất lượng công tác trong các lĩnh vực tôn giáo, thi đua-khen thưởng, văn thư lưu trữ, quản lý công tác thanh niên, phụ nữ, dân chủ cơ sở…
Để thực hiện được những vấn đề cấp bách trên, đòi hỏi Bộ Nội vụ và các cấp, các ngành phải nỗ lực không ngừng trên “tinh thần quyết liệt, giải pháp đột phá”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ tập trung triển khai công tác CCHC theo hướng Chính phủ liêm chính, kiến tạo và phát triển; trọng tâm là xây dựng chính quyền phục vụ tốt hơn nhu cầu của người dân. Hoàn thiện cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Thực hiện các giải pháp chống quan liêu, sách nhiễu; thực hiện công khai minh bạch, đề cao trách nhiệm giải trình của người đứng đầu và từng cán bộ, công chức, viên chức.
Bộ Nội vụ tiếp tục tổ chức bộ máy hành chính tinh gọn và kiểm soát chặt số lượng cấp phó, biên chế trong các cơ quan; tập trung tinh giản biên chế; đẩy mạnh xã hội hoá cung ứng dịch vụ công; tổ chức thí điểm thực hiện đổi mới tuyển chọn cán bộ cấp sở, vụ, phòng; phân cấp mạnh hơn giữa Trung ương và địa phương theo hướng việc nào, do cấp nào quản lý và giải quyết hiệu quả hơn thì giao nhiệm vụ cho cấp đó; nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp.