Hướng về ngy Tết Trung thu

Hạ Nhiên| 07/09/2022 21:30
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Tết Trung thu l một phong tục rất c ý nghĩa d c ở trong thời no đi nữa. Đ l ý nghĩa của chăm sc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đon tụ, v của thương yêu. Trung thu, l giữa m a thu. Tết Trung thu như tên gọi l ngy giữa m a thu, tức l vo rằm (ngy ) tháng Tám âm lịch.

Nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung thu tại Việt Nam không biết có tự bao giờ, không có sử liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày lễ rằm tháng 8. Sách sử cho rằng, Trung thu vốn không phải là một lễ hội dân gian. Thực chất nó bắt nguồn từ tập tục cúng trăng rằm của các vị vua cổ đại.

Bắt đầu từ triều đại Tây Chu thời đại Tam quốc chiến (năm 1045–770 trước Công Nguyên), các hoàng đế sẽ mở đàn cúng vào dịp trăng tròn. Họ tin rằng việc cúng tế thần mặt trăng sẽ mang lại một mùa vụ no đủ cho năm sau. Nhưng cái tên Trung thu lúc này chưa phải là một buổi lễ tết. Vào thời nhà Đường (năm 618–907 sau Công Nguyên), những bữa tiệc ngắm trăng trở nên thịnh hành. Những thương lái giàu có mở tiệc ca vũ linh đình, đi kèm lối ăn cỗ xa hoa. Dân thường nghèo hơn thì chỉ đơn giản là thắp đàn cúng tại nhà, khấn vái xin nữ thần mặt trăng ban phát cho họ một vụ mùa mới tốt lành.

Qua đến thời Tống (năm 960 – 1279), ngày lễ Trung thu được xác định là sẽ rơi vào ngày tháng 8 âm lịch hàng năm. Từ đấy, Trung thu trở thành một ngày lễ chính thức. Nhưng lúc này thì chiếc bánh Trung thu vẫn chưa được chọn làm món ăn truyền thống của ngày lễ này. Dưới thời nhà Thanh, một trong những triều đại giàu có và phát đạt nhất của Trung Hoa phong kiến, dịp lễ Trung thu trở thành một ngày lễ gia đình. Các thành viên gia đình sẽ cùng nhau tự tay nướng bánh Trung thu. Lúc này, chiếc bánh chính thức trở thành một biểu tượng của sự ấm cúng, đoàn viên.

Theo các nhà khảo cổ học thì Tết Trung thu ở Việt Nam có từ thời xa xưa, đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Còn theo văn bia chùa Đọi năm 1121 thì từ đời nhà Lý, Tết Trung thu đã được chính thức tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh thì Tết Trung thu đã được tổ chức cực kỳ xa hoa trong phủ Chúa mà “Tang thương ngẫu lục” đã miêu tả.

Học giả P.Giran (trong Magiet Religion, Paris, 1912) khi nghiên cứu về nguồn gốc Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa, ở Á Đông người ta đã coi trọng Mặt Trăng và Mặt Trời như một cặp vợ chồng. Họ quan niệm Mặt Trăng chỉ sum họp với Mặt Trời một lần mỗi tháng (vào cuối tuần trăng). Sau đó, từ ánh sáng của chồng, nàng trăng mãn nguyện đi ra và dần dần nhận được ánh dương quang - trở thành trăng non, trăng tròn, để rồi lại đi sang một chu kỳ mới. Do vậy, trăng là âm tính, chỉ về nữ và đời sống vợ chồng. Và ngày Rằm tháng 8, nàng trăng đẹp nhất, lộng lẫy nhất, nên dân gian làm lễ mở hội ăn Tết mừng trăng. Còn theo sách “Thái Bình hoàn vũ ký” thì: “Người Lạc Việt cứ mùa thu tháng Tám mở hội, trai gái giao duyên, ưng ý nhau thì lấy nhau”. Như vậy, mùa thu là mùa của thành hôn.

1(4).jpg

Mặt trăng như cũng ngóng đợi ngày Trung thu để tỏa sáng hơn

Việt Nam là một nước nông nghiệp nên nhân lúc tháng 8 gieo trồng đã xong, thời tiết dịu đi, là lúc “muôn vật thảnh thơi” (bia chùa Đọi 1121), người ta mở hội cầu mùa, ca hát vui chơi Tết Trung Thu. Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng có mối liên hệ giữa cuộc đời và vầng trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

Trong ngày vui này, theo phong tục người Việt, tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn quây quần bên nhau cùng làm cỗ cúng gia tiên.

Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ...

Mấy ý nghĩa Tết Trung thu và các loại bánh trong dịp này

Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

Ý nghĩa theo các loại bánh: Bánh trung thu dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.

Còn với bánh trung thu nướng, nó mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.

Ý nghĩa theo hình bánh tròn – vuông: Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.

Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.

Hiện nay, bánh Trung thu có nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, nhưng giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hướng về ngy Tết Trung thu