Văn hóa - Du lịch

Khám phá tuyến du lịch: "Bản giao hưởng của làn gió mới"

03/07/2023 - 13:58

Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông - “Xứ sở của những âm điệu” mời du khách đến với hành trình “Bản giao hưởng của làn gió mới”, bắt đầu từ huyện Cư Jut đến thành phố Gia Nghĩa.

275957716_10218192692923901_11013957957681792_n.png
sapo-1-.jpg

Các trang trại hữu cơ thân thiện với môi trường đang ngày càng được nhân rộng, đời sống của người dân nơi đây ngày càng thay da, đổi thịt. Tất cả cùng hòa chung và tạo nên bản nhạc sống động của "làn gió mới".

tit-nui-lua-bang-mo.png

Núi lửa Băng Mo (trước đây gọi là núi lửa Ea T’Linh) nằm ở thị trấn Ea T’Ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông). Núi lửa này gắn liền với câu chuyện truyền thuyết của người dân bản địa liên quan tới tín ngưỡng đa thần. Núi lửa Băng Mo còn khá trẻ, có niên đại từ 200-600 ngàn năm. Với hình dạng tương đối tròn và rõ nét, đường kính 2m, cao 40m và dốc o, nằm ở độ cao 407m so với mực nước biển. Xung quanh khu vực này, có thể tìm thấy xỉ, tro, đá và bom núi lửa nằm trải rác.

nui-lua-bang-mo.jpg
Núi lửa Băng Mo (trước đây gọi là núi lửa Ea T’Linh).

Các nhà khoa học đã tìm thấy ít nhất hai miệng núi lửa gần khu vực này. Hoạt động phun trào của chúng đã tạo nên một lớp phủ bazan lên bề mặt đá trầm tích (cát kết, bột kết, đá phiến) với diện tích khoảng 4,2km2.

nui-lua-bang-mo-le-thanh-dat.png
Núi lửa Băng Mo.
nuiluabangmo2.jpg
Chân núi lửa Băng Mo vào mùa lúa chín

Xuất phát từ chân núi lửa đến đỉnh khoảng 30 phút đi bộ. Sườn núi thoải, độ dốc thấp nên phù hợp với du khách mọi lứa tuổi. Đứng trên đỉnh núi, du khách có thể quan sát được những vùng đất xung quang rất yên bình và trù phú, Núi lửa Băng Mo hứa hẹn sẽ là một điểm đến lý thú và mới lạ cho tất cả mọi du khách.

3.jpg
tit-phu.jpg

Cầu Sêrêpok được thực dân pháp quyết định xây dựng vào năm 1941 để rút ngắn thời gian đi lại và thuận lợi cho việc xâm chiếm mở rộng lãnh thổ.

Trong buổi lễ khánh thành, để chứng minh sự an toàn của cây cầu, phu nhân kỹ sư người Pháp đã tặng cho cô gái Êđê trẻ đẹp nhất vùng một đôi giày cao gót và cùng cô mặc trang phục truyền thống của người Êđê, đi bộ qua cầu.

5-mt-932597-01.jpg
Cầu Sêrêpok (cầu bắc qua sông Sêrêpok) nối hai tỉnh Đăk Lắc và Đăk Nông.

Cây cầu được chính quyền Pháp đặt tên là cầu 14 (cầu trên tuyến đường 14), còn người dân địa phương đặt tên là cầu Sêrêpok (cầu bắc qua sông Sêrêpok).

kham-pha-cong-vien-dia-chat-toan-cau-dak-nong-1(2).jpg
Cầu cầu Sêrêpok có kiến trúc gần giống cầu Long biên nhưng được làm bằng bê tông cốt thép.

Bước sang giai đoạn chống Mỹ (1954-1975), tuyến đường 14 được đế quốc Mỹ và ngụy quyền khai thác triệt để với lực lượng lính chư hầu, ngụy quyền làm chốt chặn nhằm kiểm soát gắt gao hai bên cầu 14, ngăn chặn mọi nguồn lực của quân đội Việt Nam.

Và cũng chính nơi đây, quân và dân ta mở mũi tiến công quan trọng tiến về giải phóng Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), hướng về Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh) giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Từ năm 1975 đến năm 20, cầu 14 vẫn chứng kiến và cùng nhân dân Tây Nguyên xây dựng và phát triển kinh tế.

5-mt-932597.jpg

Hiện nay, đã có cầu mới thay thế để người dân đi lại và phát triển kinh tế, xã hội, nhưng cầu Sêrêpok vẫn còn khá nguyên vẹn dù trải qua gần 80 năm tồn tại.

Mặc dù cầu 14 đã không còn được sử dụng, nhưng trong ký ức của nhiều thế hệ người dân địa phương sống hai bên sông nói riêng, cả nước nói chung vẫn trân trọng và gìn giữ cho mai sau.

nui-lua-nam-gle.png

Núi lửa Nâm Gle (còn gọi là núi lửa Thuận An, núi lồ ô) nằm sát quốc lộ 14, thuộc thôn Thuận Hạnh, xã Thuận An (Đắk Mil). Đây là một trong 5 ngọn núi lửa trẻ nhất thuộc Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông trên nền đất đỏ phong hóa từ đá bazan đã hình thành từ hàng triệu năm trước.

nui-lua-nam-gle-rluh-vo-anh-tu-36x10.jpg

Theo các nhà khoa học, núi lửa Nâm Gle hoạt động cách đây khoảng 781.000 - 126.000 năm và đến nay vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn, với đường kính khoảng 300m, cao khoảng 80m, độ dốc sườn khoảng 200 trên độ cao địa hình 867m so với mực nước biển. Trên thực tế, núi lửa hơi có dạng hình oval, với sườn Tây Nam dốc hơn, trong khi sườn Đông Bắc tạo thành hai bậc thoải dần.

nui-lua-nam-gleh.jpg
Núi lửa Nâm Gleh in bóng xuống mặt hồ dưới chân núi.

Sử thi M’nông kể rằng: “Ngày xưa, thần núi Nam Nung có sức khỏe phi thường và cai quản một vùng đất rộng lớn. Một hôm, thần núi Nam Nung đi chu du khắp nơi và thấy thần núi Nam Lê (vương quốc Campuchia) có cô gái cực kỳ xinh đẹp nên quyết tâm cướp lấy mang về làm vợ. Xót thương con gái, nhưng do thần núi Nam Lê sức yếu hơn, nên không thể cứu con.

Suy nghĩ mãi, thần núi Nam Lê quyết định mời thần núi Nâm Gle (núi lồ ô) làm sứ giả hòa bình đi thương thuyết với thần Nam Nung để mang con gái về. Mọi phương án đền bù đều được đưa ra, nhưng bất cứ điều khoản nào cũng không được thần núi Nam Nung chấp nhận, nên vụ thương thảo bất thành.

Quá tức giận, thần núi Nam Lê dùng chân giẫm đạp lên đỉnh núi Nâm Gle làm núi bị sụp xuống tạo thành lòng chảo lớn. Để ghi dấu truyền thuyết này, về sau người dân sinh sống nơi đây thường gọi núi Nâm Gle R’luh là núi lồ ô bị lún hay là núi lửa Thuận An”.

da-dung-nham-duoi-chan-nui-lua-nam-gleh.jpg
Đá dung nham dưới chân núi lửa Nâm Gleh.

Ngày nay, đồng bào M’nông sinh sống ở dưới chân núi lửa Thuận An vẫn thường xuyên kể cho con cháu nghe những truyền thuyết về sự ra đời của ngọn núi này thông qua những câu văn vần Ót N’drong.

Trải qua bao đời, xung quanh khu vực núi lửa Thuận An đã được khai thác làm đất sản xuất nông nghiệp, nhưng những truyền thuyết về núi lửa Nâm Gle vẫn còn in dấu trong tiềm thức của đồng bào cho tới tận ngày nay.

Hiện nay, núi lửa Thuận An là một trong 44 điểm di sản của 3 tuyến du lịch của Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Đắk Nông.

Ngoài ra du khách có thể ghé thăm Hồ núi lửa, còn được gọi là Hồ Thuận An ở chân núi lửa Nâm Gle, là một trong những hồ nước núi lửa hiếm có tại Việt Nam, được bao quanh bởi những ngọn núi xung quanh tạo nên một khung cảnh hùng vĩ và đẹp mắt.

day-la-ho-nui-lua-hay-co-ten-goi-khac-la-ho-thuan-an..jpg

Bên cạnh đó, Hồ Núi lửa Nâm Gle còn được coi là một trong những di sản văn hoá của vùng Tây Nguyên. Đây là nơi sinh sống của các dân tộc thiểu số địa phương, với những nét văn hóa đặc trưng và phong tục tập quán độc đáo. Du khách có thể tìm hiểu về đời sống, văn hóa, nghệ thuật, tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số tại đây.

phat-hien-diem-checkin-10-nam-co-1-tai-ho-nui-lua-dak-nong-dde98e51(1).jpg
Hồ Núi Lửa, hay có tên gọi khác là Hồ Thuận An lúc cạn.

Với những đặc điểm độc đáo của mình, Hồ Núi lửa Nâm Gle đã trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn thu hút rất nhiều khách du lịch đến tham quan và khám phá. Nơi đây không chỉ là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích khám phá, mà còn là một nơi để tìm lại sự bình yên và thư giãn giữa thiên nhiên hoang sơ và tuyệt đẹp của Tây Nguyên.

tit-thien-vien-truc-lam-dao-nguyen.png

Khi du khách đến Đắk Nông lựa chọn một chốn linh thiêng để tận hưởng cảm giác an yên, thanh thản, thoải mái thì không thể không đến Thiền Viện Trúc Lâm Đạo Nguyên, một cơ sở Phật giáo nổi tiếng, không chỉ sở hữu lối kiến trúc độc đáo, phong cách ấn tượng, mà còn có khu bảo tồn thiên nhiên vô cùng tuyệt vời.

Được biết, thiền viện là một trong những cơ sở Phật giáo Trúc Lâm lớn, ẩn mình trong khu rừng bảo tồn thiên nhiên Nâm Nung và dựa lưng và dãy núi cao hùng vĩ lên tới 1.500m, mang tới sự chở che an toàn.

Nhờ vậy mà thiền viện quanh năm mát mẻ, không gian trong lành, dễ chịu, khiến bất cứ ai tới đây cũng đều cảm nhận được sự an yên.

Thiền viện được biết đến là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, vì thế đa số mọi người tìm đến đây để dâng hương, lễ Phật và cầu mong may mắn, bình an.

Sau khi làm lễ xong, du khách có thể ra bên ngoài ngắm nhìn trọn vẹn vẻ đẹp của thiền viện, cũng như tận hưởng không gian thanh bình, yên tĩnh của cảnh quan thiên nhiên nơi đây. Hoặc du khách có thể đi ra bên rừng thông để chụp ảnh, sống ảo cũng là trải nghiệm thú vị khi đến Thiền Viện Trúc Lâm Đạo Nguyên.

tit-rung-cao-su.png
12898402_102066436866941_2043334349665528411_o.jpg
Những tia nắng mặt trời vào buổi sớm xuyên qua nhưng tán lá rừng cao su.
12967313_10206313070052729_36644623942050872_o.jpg
Rừng cây cao su trở nên đầy màu sắc vào mùa thay lá.

Ngoài những cánh đồng lúa bát ngát, thì những khu rừng cao su ở Đắk Nông cũng là một điểm check in tuyệt đẹp. Các cây cao su được trồng xen giữa các khu rừng già và rừng non tạo nên cả một dải đất dài với đủ các gam màu xanh lá, đỏ rực và vàng. 

Nội dung: Lê Vương

Đồ họa: Nguyễn Dương

Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khám phá tuyến du lịch: "Bản giao hưởng của ln gi mới"