Khẩn trương khắc phục các nguy cơ gây cháy, nổ đã được nhận diện

Minh Trang| 08/07/2023 20:46
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Qua lm việc với một số cơ quan, đơn vị của Quảng Ninh, về thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14, Đon giám sát của Ủy ban Quốc phng v An ninh đề nghị, địa phương cần lm r hơn những vướng mắc, bất cập từ quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện nay với việc khắc phục các cng trình đã đưa vo hoạt động m chưa tuân thủ quy định về phng cháy, chữa cháy; đề xuất, kiến nghị cụ thể về quy định pháp luật.

Quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy khó áp dụng trong thực tế

Quá trình triển khai Nghị quyết số 99/2019/QH14 và công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nói chung tại Quảng Ninh cho thấy, còn nhiều vướng mắc, bất cập.

Theo đại diện UBND TP. Hạ Long, với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa nhanh chóng như hiện nay, địa bàn Thành phố vẫn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ mất an toàn về phòng cháy, chữa cháy.

Việc triển khai xây dựng mạng lưới các Đội cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ còn gặp nhiều khó khăn, chưa thực hiện được do chủ trương cơ cấu, tổ chức biên chế của Bộ Công an.

Khẩn trương khắc phục các nguy cơ gây cháy, nổ đã được nhận diện
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Minh Đức phát biểu tại cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Hạ Long, Quảng Ninh

Ngoài ra, việc hỗ trợ cho lực lượng dân phòng còn hạn chế, đặc biệt là hỗ trợ cho các đội viên Đội dân phòng còn chưa cụ thể, rõ ràng. Do đó, vẫn còn tình trạng ỷ lại, thiếu tinh thần, trách nhiệm trong phòng cháy, chữa cháy tại địa bàn dân cư.

Cũng đang gặp khó khăn trong bố trí lực lượng, nhân lực trong công tác phòng cháy, chữa cháy, đại diện UBND TP. Móng Cái cho biết, lực lượng dân phòng của thành phố tuy đã được củng cố, kiện toàn thường xuyên, song hoạt động đạt hiệu quả chưa cao, do đa số đội viên dân phòng ở độ tuổi cao, thiếu chế độ đãi ngộ.

Đại diện các doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh cũng phản ánh, một số quy định pháp luật về phòng cháy, chữa cháy còn chồng chéo, chưa phù hợp với tình hình thực tế phát triển kinh tế - xã hội hiện nay. Đơn cử, cửa phòng karaoke theo quy định của ngành văn hóa phải để ô kính và cơ sở phải sử dụng vật liệu cách âm, nhưng theo quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy, thì cửa phải làm bằng vật liệu chống cháy, khó cháy và kín. Trong khi đó, vật liệu chống cháy ở các quán karaoke nếu muốn không cháy, khó cháy, bảo đảm cách âm thì nguồn cung khan hiếm và rất khó tìm.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu về quy chuẩn, tiêu chuẩn phòng cháy, chữa cháy trong xây dựng. Các quy định trong Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ (quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy, chữa cháy) và Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD về an toàn cháy cho nhà và công trình, khó áp dụng vào thực tế, nhất là với các công trình cải tạo để chuyển đổi mục đích từ ở sang kinh doanh, và những công trình xây dựng dưới 100m2. Trước những vướng mắc từ thực tế nêu trên, đại diện các doanh nghiệp đề xuất cần sớm sửa đổi Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD theo hướng phù hợp với thực tiễn, bảo đảm hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Sẽ tham mưu sửa đổi theo hướng loại bỏ, giảm thiểu những quy định không cần thiết

Cơ bản ghi nhận sự quan tâm đầu tư của các cơ quan, đơn vị, địa phương của Quảng Ninh cho công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ nói chung và việc thực hiện Nghị quyết số 99/2019/QH14 của Quốc hội nói riêng, tuy nhiên, Đoàn giám sát cũng chỉ rõ, qua giám sát cho thấy lực lượng phòng cháy, chữa cháy tại địa phương còn mỏng, đặc biệt như TP. Móng Cái chỉ có 13 cán bộ, chiến sĩ, trong khi có tới 5 người là lái xe và chiến sĩ nghĩa vụ.

Việc khắc phục các tồn tại về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở theo Nghị quyết số 32/2021/NQ-HĐND của tỉnh Quảng Ninh còn chậm, mới chỉ dừng ở việc "đang giao" cho các đơn vị liên quan thực hiện khắc phục theo quy định.

Khẩn trương khắc phục các nguy cơ gây cháy, nổ đã được nhận diện
Quang cảnh cuộc làm việc của Đoàn giám sát với UBND TP. Móng Cái, Quảng Ninh

Các thành viên Đoàn giám sát của Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị, cần làm rõ hơn những vướng mắc, bất cập từ quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện nay đối với việc khắc phục các công trình đã đưa vào hoạt động mà chưa tuân thủ quy định về phòng cháy, chữa cháy; có đề xuất, kiến nghị cụ thể với những quy định pháp luật nào cần sửa đổi, bổ sung. Tiếp tục đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện theo yêu cầu Nghị quyết 99/2019/QH14 của Quốc hội và Nghị quyết 32/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Quảng Ninh.

Đối với kiến nghị của các doanh nghiệp trên địa bàn về sửa đổi Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Bộ Công an), Thiếu tướng Huỳnh Thới An cho biết, đây là quy chuẩn do Bộ Xây dựng ban hành và thuộc phạm vi của Bộ Xây dựng.

Về phía Cục, sẽ nghiên cứu chi tiết để tham mưu, góp ý sửa đổi như thế nào cho phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp. Cục cũng sẽ nghiên cứu, đánh giá toàn diện việc thực hiện Nghị định 136/2020/NĐ-CP để tham mưu, góp ý sửa đổi theo hướng loại bỏ hoặc giảm thiểu những quy định không cần thiết.

Nhấn mạnh mục đích các cuộc làm việc của Đoàn giám sát tại Quảng Ninh là lắng nghe những câu chuyện từ thực tế, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh, Trung tướng Nguyễn Minh Đức nêu rõ, thông qua hoạt động giám sát, Ủy ban sẽ có thêm thông tin quan trọng từ thực tiễn để đánh giá toàn diện tình hình thực hiện Nghị quyết số 99/2019QH14 của các địa phương.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Minh Đức đề nghị các địa phương tiếp thu ý kiến của các thành viên trong Đoàn giám sát, sớm có Báo cáo chi tiết nhất về từng lĩnh vực và đối chiếu thực trạng, vướng mắc của từng cơ sở với các quy định của pháp luật; nhanh chóng khắc phục các nguy cơ gây cháy, nổ đã được nhận diện và chỉ rõ.

Trong Báo cáo cần phân tích bổ sung các vấn đề như: việc thực hiện phòng cháy, chữa cháy theo phương châm 4 tại chỗ; hoạt động của đội dân phòng, phòng cháy, chữa cháy ở cơ sở; vấn đề ngân sách đầu tư… Nội dung Báo cáo cần mang tính xây dựng, hợp tác, giúp cho các cơ quan có thẩm quyền nhận diện được những ưu điểm cũng như hạn chế của các quy định hiện hành.

Đoàn giám sát cũng đề nghị, Công an tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục sát cánh, hướng dẫn các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, từ khâu thiết kế đến nộp hồ sơ, thẩm định, thẩm duyệt hồ sơ…, bảo đảm doanh nghiệp "làm đúng, đủ ngay từ đầu".

Hình thức tuyên truyền về phòng cháy, chữa cháy cũng cần đổi mới và gắn với từng đối tượng để toàn dân hiểu rõ, hiểu sâu về công tác này.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát với cán bộ trong ngành về công tác quản lý nhà nước và với các doanh nghiệp trong thực hiện tư vấn thiết kế, nhà thầu trong lĩnh vực này.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng yêu cầu Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh có báo cáo chi tiết gửi Đoàn giám sát, trong đó nêu rõ những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong triển khai các quy định về phòng cháy, chữa cháy trong từng lĩnh vực, ngành nghề, trong đó có việc áp dụng Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khẩn trương khắc phục các nguy cơ gây cháy, nổ đã được nhận diện