Khi no quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hết hiệu lực thi hnh?

Việt An| 08/01/2023 09:41
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Xung quanh vấn đề về thời hạn c hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay chưa được quy định cụ thể tại Luật Tố tụng hnh chính. Để lm r về nội dung ny, TANDTC đã c văn bản gửi các TAND, Ta án quân sự v các đơn vị thuộc TANDTC về việc thng báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong cng tác xét xử.

Nội dung văn bản số 206/TANDTC-PC cho biết, ngày 28/3/2022, Hội đồng Thẩm phán TANDTC đã tổ chức Hội nghị trực tuyến giải đáp một số vướng mắc trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại, hành chính và công tác hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Trên cơ sở các vướng mắc và giải đáp của Hội đồng Thẩm phán, TANDTC thông báo kết quả giải đáp một số vướng mắc trong công tác xét xử liên quan đến các vụ án hành chính, tố tụng hành chính. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể.

Luật Tố tụng hành chính không quy định về thời hạn có hiệu lực của quyết định áp dụng biện pháp khán cấp tạm thời. Vậy khi nào thì quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hết hiệu lực thi hành?

Khoản 1 Điều 75 Luật Tố tụng hành chính năm 20 quy định: “Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay”.

Khoản 1, 2 Điều 74 Luật Tố tụng hành chính năm 20 quỵ định về các trường hợp thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Như vậy, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ hết hiệu lực khi có quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án.

Luật Tố tụng hành chính năm 20 chưa có quy định cụ thể về trường hợp đã có bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì việc giải quyết yêu cầu hủy quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện như thế nào; cho nên, trong trường hợp này có thể tham khảo quy định tại khoản 3 Điều 138 Bộ luật Tố tụng dân sự và Nghị quyết số 02/2020/NQ-11ĐTP ngày /9/2020 của Hội đồng Thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự. Cụ thể là sẽ do một Thẩm phán được Chánh án của Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phân công giải quyết.

Người chồng sử dụng xe ô tô khách của gia đình vận chuyển bao thuốc lá điếu nhập lậu, bị xử lý vị phạm hành chính và tịch thu toàn bộ chiếc xe; người chồng trình bày vận chuyến số hàng trên là để kiếm thu nhập cho gia đình. Người vợ (có đăng ký kết hôn) có yêu cầu được nhận giá trị của chiếc xe, yêu cầu này có được chấp nhận hay không?

Điều 26 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2020 quy định: "Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

Khi nào quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hết hiệu lực thi hành?

Phiên tòa xét xử phúc thẩm một vụ án hành chính tại TAND cấp cao tại Đà Nẵng.

Điểm c khoản 11 Điều 8 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP ngày 26/8/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

Tịch thu phương tiện vận tải được sử dụng để vận chuyển hàng cấm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hàng cấm có số lượng, khối lượng, trị giá hoặc số thu lợi bất chính được quy định tại khoản 6,7 và 8 Điều này hoặc trong trường hợp vi phạm nhiêu lần hoặc tái phạm "

Khoản 2 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này”.

Khoản 2 Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình”.

Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: "... Trong trường hợp vợ hoặc chồng xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến tài sản chung để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì được coi là có sự đồng ý của bên kia, trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình ”.

Theo các quy định nêu trên, nếu người chồng dùng xe ô tô vận chuyển số lượng bao thuốc lá nhập lậu tới mức phải bị tịch thu phương tiện vận chuyển theo quy định của pháp luật và nguồn lợi thu được là để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì người vợ không được quyền đòi lại 1/2 giá trị của chiếc xe ôtô.

Người được thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án nhưng hết thời hạn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 312 Luật tố tụng hành chính năm 20. Trường hợp này Tòa án có quyền trả lại đơn yêu cầu thi hành án hay không?

Khoản 1 Điều 312 Luật Tố tụng hành chính năm 20 thì: "Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 của Luật này mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bán án, quyết định của Tòa án.

Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.

Trường hợp người được thi hành án gửi đơn yêu cầu thi hành án sau thời hạn 01 năm thì Tòa án yêu cầu họ phải chứng minh do trở ngại khách quan (theo Khoản 13 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 20) hoặc sự kiện bất khả kháng (theo Khoản 14 Điều 3 Luật Tố tụng hành chính năm 20) dẫn đến việc nộp đơn yêu cầu thi hành án chậm hơn thời hạn luật định. Nếu họ chứng minh được việc đề nghị thi hành án quá hạn là do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.

Trường hợp họ không chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng thì Tòa án trả lại đơn yêu cầu.

Còn nữa...

 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khi no quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hết hiệu lực thi hnh?