TP.HCM xác định "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" với các loại tội phạm, trong đó xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực và bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.
UBND TP.HCM đã ban hành Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn thành phố năm 20.
TP.HCM xác định 20 là năm bước ngoặt để tập trung thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Thành phố giai đoạn 2021 - 2025, hướng đến chào mừng kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Để tiếp tục giữ vững ổn định trật tự, an toàn xã hội (TTATXH), đồng thời thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 138/CP, Bộ Công an, Ban chỉ đạo 138 Thành phố đề ra Kế hoạch thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua, bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn thành phố năm 20.
Theo đó, TP.HCM tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chương trình, kế hoạch của Thành ủy, UBND Thành phố về thực hiện công tác phòng, chống tội phạm; phòng, chống mua bán người và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn thành phố.
Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, toàn dân tham gia phòng, chống tội phạm, trong đó lực lượng Công an giữ vai trò nòng cốt.
Kết hợp chặt chẽ giữa chủ động phòng ngừa với tích cực phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm minh, kịp thời, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ" với các loại tội phạm; nhất là xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, tiêu cực và bao che, dung túng, tiếp tay cho tội phạm và vi phạm pháp luật.
Thực hiện hiệu quả các giải pháp kéo giảm tội phạm, bảo đảm 100% các tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố đều được tiếp nhận, phân loại, xử lý; tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%.
Tỷ lệ điều tra, khám phá các loại tội phạm đạt trên 75%, các tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đạt trên 90% tổng số án khởi tố.
Truy tố đúng thời hạn trên 90% số vụ án hình sự đã có kết luận điều tra đề nghị truy tố. Nâng cao chất lượng xét xử, tỷ lệ giải quyết án hình sự đạt trên 88%.
Đồng thời, phấn đấu kiềm chế, làm giảm số vụ phạm tội về mua bán người; 100% tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố liên quan tội phạm mua bán người được tiếp nhận, xử lý với tỷ lệ giải quyết đạt trên 90%.
Tỷ lệ điều tra, khám phá các vụ án mua bán người đạt trên 90% tổng số án khởi tố; 95% số vụ án mua bán người được giải quyết và truy tố; 90% số vụ án mua bán người được giải quyết, xét xử.
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác chuyên hóa địa bàn trọng điểm, phức tạp về TTATXH; phấn đấu tỷ lệ chuyển hóa thành công đạt từ 60% trở lên và 85% các địa bàn đã chuyển hóa thành công không tái phức tạp trở lại.
Xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên trách trong phòng, chống tội phạm; thực hiện nghiêm quy định của Đảng về trách nhiệm “nêu gương”, đề cao đạo đức công vụ, trách nhiệm xã hội, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo và thực thi công tác bảo đảm TTATXH của đơn vị, địa phương; nâng cao hiệu quả phối hợp các sở, ban, ngành, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống tội phạm.
Tăng cường khai thác, ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật, chuyển đổi số, chuyển trạng thái các mặt công tác từ “truyền thống” sang “hiện đại” vào công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả với tội phạm.
Tiếp tục khai thác các phần mềm, ứng dụng ứng dụng trên nền tảng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định hướng và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 phục vụ quản lý xã hội, phòng, chống tội phạm.