Tiếp tục chương trình làm việc Phiên họp thứ 32, chiều nay (/4), với 100% đại biểu tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20.
Vắt sang 2 nhiệm kỳ sẽ khó thành công
Trình bày Tờ trình đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, trong năm 20, Chính phủ có nhiệm vụ phối hợp chỉnh lý và xây dựng mới, trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội 23 dự án, dự thảo.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5 Quốc hội đã xem xét, thông qua 3 dự án, dự thảo. Do đó, năm 20, Chính phủ còn phải phối hợp chỉnh lý, xây dựng mới, trình Quốc hội 20 dự án, dự thảo.
Theo Chương trình, sẽ điều chỉnh tiến độ Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật từ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp 8, sang cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 và thông qua tại Kỳ họp thứ 9.
Ngoài ra, tại kỳ họp thứ 7, tới đây sẽ bổ sung vào Chương trình 2 dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua theo quy trình 1 kỳ họp gồm: Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 119/2020/QH14 ngày 19/06/2020 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.
Theo ông Long, Chính phủ đề nghị Chương trình phải đảm bảo tính khả thi, tránh dồn nhiều dự án luật vào năm 20. Chính phủ coi trọng chất lượng, không chạy theo số lượng, không đưa vào Chương trình những dự án thiếu hồ sơ hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về chất lượng.
Đặc biệt, năm 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, do đó, việc xây dựng Chương trình cần đảm bảo các dự án được xem xét, cho ý kiến và thông qua trong năm 2025, hạn chế tối đa các dự án được xem xét, thông qua trong 02 nhiệm kỳ Quốc hội. Đồng thời, bảo đảm tính linh hoạt, “tính đến khả năng trong năm 20 sẽ tiếp tục có các đề xuất bổ sung một số dự án vào Chương trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”.
“Mong muốn Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng như các Ủy ban của Quốc hội chia sẻ với quyết tâm của Chính phủ là không muốn các dự án Luật bị trình sang 2 nhiệm kỳ. Bởi nếu bị vắt sang 2 nhiệm kỳ thường là sẽ khó thành công bởi ảnh hưởng đến tính liên tục về nội dung, quan điểm”, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long bày tỏ.
Cấp thiết luật hóa công tác Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
Đáng chú ý, theo chương trình, dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trình Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, điều này xuất phát từ “tình hình cháy nổ ở nước ta thời gian qua diễn biến rất phức tạp, nhất là tại các hộ gia đình kết hợp sản xuất kinh doanh, các khu dân cư, các cơ sở karaoke.
“Do vậy, để nâng cao trách nhiệm cá nhân trong công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ và đảm bảo công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ sát với diễn biến hiện nay, rất cần thiết trình dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 7”, ông Hùng nói.
Trình bày Báo cáo thẩm tra tại phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh nhất trí với sự cần thiết ban hành dự án Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; và cơ bản tán thành với đề xuất của Chính phủ bổ sung dự án Luật vào Chương trình năm 20.