Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng thng tin khng đúng tn chỉ, mục đích; “báo ha” tạp chí

Kim Sáng| /12/2022 13:42
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Trong quản lý báo chí cần kiên quyết, kiên trì thực hiện r soát, đánh giá v chấn chỉnh, xử lý tình trạng thng tin khng đúng tn chỉ, mục đích; tình trạng “báo ha” tạp chí, “báo ha” trang thng tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, biểu hiện tư nhân ha” trong hoạt động báo chí để tạo bước chuyển biến thực sự r nét đối với vấn đề ny, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh tại Hội nghị báo chí ton quốc.

3.gif
Các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tại bàn chủ toạ

Sáng nay (/12), tại TPHCM, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Hội nghị báo chí toàn quốc, tổng kết công tác năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.

Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa dự và chỉ đạo Hội nghị.

Báo chí chuyển biến tích cực, chuyển mình quan trọng

Năm 2022, báo chí tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện những bước chuyển mình quan trọng. Công tác chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí tiếp tục được thực hiện nhất quán theo phương châm chủ động, kịp thời, nhạy bén, hiệu quả.

1-2-.jpg
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm trình bày báo cáo tại Hội nghị

Công tác chấn chỉnh, xử lý sai phạm và dấu hiệu sai phạm trong hoạt động báo chí, nhất là những vấn đề liên quan đến việc thực hiện không đúng tôn chỉ, mục đích, thông tin sai sự thật, thông tin không phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc được thực hiện bài bản, quyết liệt nhằm hỗ trợ báo chí phát triển đúng định hướng, lành mạnh.

Thông tin trên báo chí thể hiện rõ nét hơn vai trò dẫn dắt, chủ động, kịp thời, đạt hiệu quả trong tuyên truyền về những vấn đề, sự kiện quan trọng của đất nước như Nghị quyết Đại hội XIII; các nghị quyết, kết luận, quy định của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là các nghị quyết, kết luận Hội nghị Trung ương lần thứ 5 và 6; các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển vùng trong cả nước; các kế hoạch, chương trình hành động của Chính phủ, Quốc hội….

Thông tin, tuyên truyền đậm nét, có chiều sâu những chỉ đạo, điều hành của Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát, thực thi pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về công tác phòng, chống dịch Covid-19; đẩy nhanh tốc độ phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội… Công tác thông tin, tuyên truyền về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, phản bác các quan điểm sai trái của các thế lực thù địch tiếp tục được duy trì với nhiều hình thức, nội dung thông tin phong phú, sắc nét.

Công tác thanh, kiểm tra, rà soát, chấn chỉnh hoạt động báo chí tiếp tục được tiến hành một cách bài bản, quyết liệt, giữ kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động báo chí. Năm 2022 đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 32 cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt hơn 1,873 tỷ đồng, tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn 3 tháng đối với 2 cơ quan báo chí, thu hồi thẻ nhà báo đối với một Tổng biên tập báo.

Đặc biệt, trong năm qua, báo chí hưởng ứng công tác chuyển đổi số, trong đó có đợt cao điểm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10/2022 với chủ đề: “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác báo chí vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Vai trò, trách nhiệm của nhiều cơ quan chủ quản đối với cơ quan báo chí còn hạn chế, mờ nhạt; tỷ lệ giữa thông tin tích cực và mặt trái chưa cân đối; tính định hướng, tính dẫn dắt của báo chí trong một số vụ việc, trường hợp cụ thể còn chậm, thiếu nhạy bén; tình trạng “báo hóa” tạp chí, các biểu hiện “tư nhân hóa” báo chí vẫn chưa được khắc phục triệt để…

Tại Hội nghị, các đại biểu đã lắng nghe nhiều tham luận như: Đài Tiếng nói Việt Nam và sứ mệnh lan tỏa hệ giá trị quốc gia theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Xây dựng môi trường báo chí chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại - Nhìn từ Thông Tấn Xã Việt Nam; Thông tin, tuyên truyền về kinh tế - xã hội, ổn định dư luận, tạo sự đồng thuận, tin tưởng của người dân…

Báo chí phải xứng đáng với vai trò, sứ mệnh vẻ vang của mình

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, năm 2022, tình hình thế giới diễn biến phức tạp, nhưng dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự đồng hành của Chính phủ; sự điều hành quyết liệt của Chính phủ, đất nước ta đã vượt qua nhiều khó khăn thách thức, đạt được những kết quả rất đáng ghi nhận. Việt Nam là một điểm sáng trong tăng trưởng kinh tế của khu vực và thế giới, là quốc gia có nền chính trị ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong bối cảnh đó, các cơ quan báo chí và những người làm báo cả nước đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, bám sát định hướng chính trị, nắm bắt thực tiễn, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

4.jpg
Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị

“Sự chuẩn bị chu đáo, trách nhiệm, vào cuộc khẩn trương, giàu tính sáng tạo của hệ thống báo chí cả nước góp phần rất quan trọng tạo nên khí thế, niềm tin của toàn Đảng, toàn dân và toàn xã hội đối với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước… Công tác lãnh đạo chỉ đạo có sự chuyển biến rõ nét về nhận thức, hành động và quyết tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí”, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh.

Với mục tiêu xây dựng “nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong năm 2023, để xứng đáng với vai trò, sứ mệnh vẻ vang của mình, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương đề nghị các cơ quan báo chí cần tập trung tuyên truyền thật tốt việc triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và các nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Đây là nhiệm vụ thường xuyên, trọng tâm, là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Tiếp tục tập trung cao độ cho thông tin, tuyên truyền các giải pháp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; đối ngoại; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch; phòng chống tham nhũng, tiêu cực, kiểm tra, giám sát kỷ luật Đảng; bảo đảm quốc phòng, an ninh, văn hóa, giáo dục... Năm 2023, các cơ quan báo chí cần quan tâm đầu tư nhiều hơn cho tuyên truyền về lĩnh vực văn hóa, bảo đảm công tác thông tin, tuyên truyền về văn hóa tương xứng với đúng vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa.

Trong chỉ đạo, định hướng thông tin, phải kiên quyết, kiên trì thực hiện phương châm nhạy bén, chủ động, kịp thời, thống nhất, thuyết phục; phải dự báo sát, đúng tình hình; kịp thời, chủ động trong cung cấp, định hướng thông tin cho các cơ quan báo chí để báo chí thực sự chiếm lĩnh, làm chủ dẫn dắt trận địa thông tin trên không gian truyền thông.

Song song đó, cơ quan chủ quản báo chí cần thực hiện đúng, tốt hơn vai trò, trách nhiệm đối với hoạt động cơ quan báo chí, nhất là lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, phê duyệt phương hướng hoạt động của cơ quan báo chí.

Trong quản lý, kiên quyết, kiên trì thực hiện rà soát, đánh giá và chấn chỉnh, xử lý tình trạng thông tin không đúng tôn chỉ, mục đích; tình trạng “báo hóa” tạp chí, “báo hóa” trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, biểu hiện tư nhân hóa” trong hoạt động báo chí để tạo bước chuyển biến thực sự rõ nét đối với vấn đề này. Cơ chế, chính sách, quy định, chế tài đã có, đã được ban hành, năm 2023 cần thực hiện tốt hơn.

Về công tác Hội, các cấp hội cần đặc biệt quan tâm, chăm lo hơn nữa công tác giáo dục hội viên và đội ngũ cán bộ báo chí một cách toàn diện, nhất là về phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp và năng lực chuyên môn; xây dựng môi trường văn hóa trong các cơ quan báo chí, mà trọng tâm là xây dựng cơ quan báo chí văn hóa, người làm báo văn hóa.

Bên cạnh đó, cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia tích cực, trách nhiệm, chủ động hơn nữa trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý hoạt động báo chí ở địa phương trong phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm theo quy định của mình. Làm tốt công tác truyền thông chính sách, chủ động cung cấp thông tin cho báo chí; có cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ báo chí hoạt động thuận lợi đi đôi với việc quản lý hoạt động báo chí, truyền thông trên địa bàn một cách đúng quy định, phù hợp với tình hình thực tiễn; không né tránh, nể nang trong xử lý sai phạm hoạt động báo chí trên địa bàn.

5.gif
Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen cho 32 tập thể vì có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2022

Tại Hội nghị, Bộ Thông tin và Truyền thông phát động hưởng ứng tuyên truyền gương điển hình tiên tiến giai đoạn 2022 - 2025 theo Quyết định số 1256/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen cho 32 tập thể vì có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2022.

Việt Nam hiện có 6 cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực: Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Quân đội nhân dân, Báo Công an nhân dân; cơ quan báo chí (11 báo, 3 tạp chí và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC) nằm trong cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện; 127 cơ quan báo; 670 cơ quan tạp chí (327 tạp chí lý luận chính trị và khoa học, 72 tạp chí văn học nghệ thuật; 72 cơ quan Đài phát thanh, truyền hình: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC, 64 đài phát thanh, truyền hình trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 5 đơn vị hoạt động truyền hình (Báo Nhân dân, QHVN, ANTV, VNews, PTTH Quân Đội).

77 kênh phát thanh trong nước; 194 kênh truyền hình (7 kênh truyền hình thiết yếu quốc gia, 63 kênh truyền hình thiết yếu địa phương và các kênh trong nước khác). 57 kênh nước ngoài cung cấp trên dịch vụ truyền hình trả tiền…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Kiên quyết chấn chỉnh tình trạng thng tin khng đúng tn chỉ, mục đích; “báo ha” tạp chí