Theo kế hoạch, các hoạt động trong khuôn khổ Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 20 (tỉnh Hải Dương) sẽ diễn ra từ ngày ngày 12 đến 22/9/20 (tức mồng 10 đến 20/8 Âm lịch).
UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 20.
Theo đó, Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng niệm 7 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi; đặc biệt tôn vinh triều đại nhà Trần trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Thông qua Lễ hội nhằm tăng cường quảng bá các giá trị di sản văn hóa nổi bật toàn cầu của khu di tích trong quá trình tỉnh Hải Dương cùng với tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang đón các đoàn chuyên gia thẩm định hồ sơ trình Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc là di sản thế giới.
Theo kế hoạch, ngày 12/9 (tức mồng 10/8 Âm lịch), Lễ Cáo yết sẽ diễn ra tại Khu di tích Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương).
Ngày 18/9 (tức 16/8 Âm lịch), Ban tổ chức khai mạc trưng bày cổ vật với chuyên đề “Di sản văn hóa thời Trần trên đất Hải Dương”; khai mạc Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến thương mại lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 20; trao giải vòng chung kết cuộc thi Hướng dẫn viên du lịch năm 20; Lễ tưởng niệm 7 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, khai hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 20; Lễ Khai ấn đền Kiếp Bạc; trình diễn Nghệ thuật múa Rối nước.
Ngày 19/9 (tức 17/8 Âm lịch), lễ hội sẽ có các hoạt động, sự kiện như: diễn xướng Hội quân trên sông Lục Đầu; trình diễn nghệ thuật múa Rối nước; khai mạc Liên hoan Diễn xướng hầu Thánh; các hoạt động Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến thương mại.
Ngày 20/9 (18/8 Âm lịch): Trình diễn Nghệ thuật múa Rối nước; lễ Cầu an và Hội hoa đăng; liên hoan Diễn xướng hầu Thánh; các hoạt động Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến Thương mại.
Ngày 21/9 (19/8 Âm lịch) sẽ diễn ra bế mạc Liên hoan Diễn xướng hầu Thánh, các hoạt động Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến thương mại.
Ngày 22/9 (20/8 Âm lịch), Lễ rước bộ, Lễ tế, Lễ giỗ Đức Thánh Trần; bế mạc Tuần Văn hóa Du lịch và Xúc tiến thương mại diễn ra tại Khu di tích Kiếp Bạc.
Tại Khu di tích Côn Sơn (phường Cộng Hòa, Chí Linh, Hải Dương), ngày 18/9 (tức 16/8 Âm lịch) diễn ra Lễ rước bộ, Lễ tưởng niệm 582 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi. Cũng trong ngày ngày 18/9, Lễ tế sẽ diễn ra tại đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán.
Từ ngày 17 đến 21/9 (tức đến 19/8 Âm lịch), các hoạt động văn hóa, thể thao sẽ tiếp tục diễn ra trong khuôn khổ lễ hội.
Di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt năm 2012. Nơi đây là quần thể các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong ba lần quân dân thời Trần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII và trong cuộc kháng chiến 10 năm của nghĩa quân Lam Sơn chống quân Minh ở thế kỷ XV. Đây là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, danh nhân văn hoá của dân tộc như Trần Nguyên Đán, Pháp Loa, Huyền Quang…
Chùa Côn Sơn là một trong những trung tâm Phật giáo của dòng thiền phái Trúc Lâm Đại Việt được Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông sáng lập ở thế kỷ XIII. Tại đây đang lưu giữ 3 Bảo vật quốc gia là Bộ tượng Tam Thế Phật, Bia Thanh Hư Động và Bia Côn Sơn Tư Phúc tự bi.
Đền Kiếp Bạc là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc. Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú ba phía có dãy núi rồng và một phía là Lục Đầu Giang bao bọc. Vào thế kỷ XIII, đây từng là nơi Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn lập căn cứ, tích trữ lương thực, huấn luyện quân sĩ trong các cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông.
Đền thờ Nguyễn Trãi được xây dựng vào năm 2000, tại chân núi Ngũ Nhạc, nằm trong khu vực Thanh Hư Động và gần nơi ngày xưa từng có đền thờ bà Trần Thị Thái, thân mẫu của Nguyễn Trãi. Phía bên phải đền là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm quanh lấy khu đền.