Tài chính - Chứng khoán

Lừa đảo tài chính ngày càng tinh vi, khó kiểm soát

Trang Nhi /07/2023 - 06:11

Các đối tượng gian lận tạo lập các trang web, ứng dụng giả mạo và tham gia vào các diễn đàn, hội nhóm để quảng cáo vay tín chấp với lãi suất thấp và điều kiện vay đơn giản....

Những hành vi lừa đảo này không chỉ khiến người dân mất tiền mà còn tiềm ẩn nguy cơ bị lợi dụng thông tin cá nhân phục vụ cho các tội phạm khác.

Chính vì vậy đòi hỏi người dân phải nâng cao cảnh giác và tìm hiểu kỹ thông tin các công ty tài chính, ngân hàng trước khi tiến hành các giao dịch trực tuyến để bảo vệ tài sản và thông tin cá nhân của mình.

Ngoài ra, việc trình báo cơ quan Công an khi phát hiện các trường hợp lừa đảo là rất cần thiết để có sự hỗ trợ và xử lý kịp thời.

Đó là những thông tin mà Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật chia sẻ trong cuộc phỏng vấn với Báo Công lý.

ls-dnb.jpeg
Luật sư Diệp Năng Bình - Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh Thông Luật 

PV: Hiện nay, tình trạng mạo danh các tổ chức tài chính và ngân hàng để lừa đảo trên mạng đang diễn ra phức tạp và ngày càng tinh vi. Ông cho rằng có những yếu tố gì làm cho hành vi này trở nên khó kiểm soát và ngăn chặn?

Luật sư Diệp Năng Bình: Hiện nay, tình trạng mạo danh các tổ chức tài chính, ngân hàng để lừa đảo ngày càng có diễn biến hết sức phức tạp, chiêu trò ngày càng tinh vi hơn khiến cho các cơ quan chức năng chưa thể kiểm soát triệt để được hành vi này.

Theo tôi, những yếu tố khiến hành vi này chưa được xử lý triệt để vì:

Thứ nhất, tội phạm mặc dù có thủ đoạn cũ, vẫn là muốn lừa đảo để chiếm đoạt tài sản nhưng cách thức tiếp cận thì ngày một tinh vi, chuyên nghiệp hơn.

Thứ hai, người bị hại rất nhiều, trải dài trên cả nước, tội phạm cũng vậy, rải rác mọi nơi khiến cho việc xác định tội phạm là vấn đề khó khăn, nên các đối tượng vẫn có cơ hội để hoạt động.

Thứ ba, quản lý tại các doanh nghiệp kinh doanh còn lỏng lẻo như trong dịch vụ viễn thông, ngân hàng, những doanh nghiệp này thường chậm trong việc đưa ra các yêu cầu tra cứu, xác minh địa chỉ IP, cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng để phục vụ công tác điều tra, xử lý tội phạm… đây là điều kiện phát sinh tội phạm.

Thứ tư, cũng do người dân chủ quan, chưa thực sự đề cao cảnh giác đối với những chiêu trò lừa đảo qua mạng, đã cung cấp thông tin cá nhân, tài khoản, mật khẩu ngân hàng để chúng dễ dàng lấy hết tài sản của mình trong tích tắc.

anh-2.jpeg
Ngân hàng AGRIBANK khuyến cáo đến khách hàng cảnh giác đối với các hình thức gian lận, lừa đảo tài chính.

PV: Trong trường hợp người dân bị lừa đảo, mất tài sản, điều kiện và quy trình khiếu nại, yêu cầu bồi thường có phức tạp không? Ông có thể hướng dẫn người dân nên làm như thế nào để tối đa hóa khả năng khắc phục thiệt hại?

Luật sư Diệp Năng Bình: Khi người dân bị lừa đảo và mất tài sản cần nhanh chóng thu thập các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng bị lừa chuyển khoản, để làm chứng cứ chứng minh mình bị lừa cũng như tố giác tội phạm với cơ quan chức năng có thẩm quyền để được giải quyết.

Căn cứ vào Luật Khiếu nại 2021, quy trình khiếu nại gồm:

1. Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;

2. Thụ lý giải quyết khiếu nại;

3. Xác minh nội dung khiếu nại;

4. Đối thoại;

5. Ra và gửi quyết định giải quyết khiếu nại;

6. Thi hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Về yêu cầu bồi thường thì theo quy định tại điểm I, khoản 2, Điều 12 quy định tại Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-VPQH 2021 về Luật Khiếu nại: Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm; được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;

Để tối đa hoá khả năng khắc phục thiệt hại của người dân, thì người bị thiệt hại phải chứng minh được rằng: người bị thiệt hại hoàn toàn không biết, không nhìn thấy trước được thiệt hại xảy ra; người bị thiệt hại không có đủ điều kiện để ngăn chặn, hạn chế được thiệt hại xảy ra.

Như vậy quy trình khiếu nại và yêu cầu bồi thường khá đơn giản, khi nào gặp trường hợp bị lừa đảo thiệt hại đến tài sản thì có thể đến các cơ quan có thẩm quyền trình báo để được giải quyết kịp thời nhất.

PV: Xét đến khả năng pháp lý, liệu có những khó khăn gì trong việc truy tìm và trừng phạt những đối tượng có hành vi mạo danh và lừa đảo tài chính trực tuyến, đặc biệt khi họ thường sử dụng các tài khoản giả mạo và địa chỉ IP ẩn danh?

Luật sư Diệp Năng Bình: Những khó khăn khi truy tìm các tội phạm và trừng phạt lừa đảo qua mạng:

Do đặc trưng cơ bản của loại tội phạm này là tội phạm được thực hiện bằng hành vi sử dụng mạng máy tính, mạng internet, mạng viễn thông hoặc thiết bị số làm công cụ để tham gia trực tiếp vào quá trình phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác hay nói cách khác, yếu tố sử dụng thiết bị công nghệ thông tin đóng vai trò quyết định trong việc phạm tội, đối tượng phạm tội không trực tiếp tiếp xúc với người bị hại, tài sản chiếm đoạt thông qua chuyển khoản, nạp mã thẻ cào qua điện thoại… do vậy, việc nhận diện đối tượng phạm tội vô cùng khó khăn.

Các đối tượng phạm tội sử dụng công nghệ cao rất tinh vi, xảo quyệt trong việc che giấu hành vi phạm tội; trong khi đó, lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao còn mỏng. Cơ quan điều tra chỉ xác minh được đến tài khoản F1, tài khoản F2 là thông tin bị mờ về chủ tài khoản, dẫn tới gặp nhiều khó khăn trong việc xác định đối tượng phạm tội.

Do người bị thiệt hại về tài sản không nhanh chóng báo đến cơ quan có thẩm quyền để xử lý kịp thời, làm cho tội phạm có thời gian xoá dấu vết.

anh-3.jpeg
Tăng cường ý thức cảnh giác là một biện pháp quan trọng để phòng chống lừa đảo tài chính.

PV: Tăng cường ý thức cảnh giác là một biện pháp quan trọng để phòng chống lừa đảo tài chính. Ông cho rằng các tổ chức có thể hợp tác như thế nào để giáo dục và nâng cao ý thức cảnh giác cho người dân, đặc biệt là những người không có nhiều kiến thức về công nghệ?

Luật sư Diệp Năng Bình: Nhằm đẩy mạnh ý thức cảnh giác cho người dân, Chính phủ cần hợp tác với các tổ chức thực hiện các biện pháp như:

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; trong đó tăng cường đối với các doanh nghiệp cung cấp hạ tầng mạng và dịch vụ Internet, viễn thông; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thanh toán điện tử và thương mại điện tử; tầng lớp thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên…

Các cơ quan thực hiện chức năng quản lý hành chính về an ninh, trật tự thông qua hoạt động của mình có trách nhiệm chủ động phát hiện kịp thời nguyên nhân, điều kiện, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao và có biện pháp xử lý phù hợp.

Theo dõi nhân khẩu, hộ khẩu thông qua công tác quản lý cư trú, kiểm tra nhân khẩu thường trú, tạm trú, lưu trú, tạm vắng trên địa bàn; quản lý hồ sơ, tàng thư, căn cước phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao; quản lý nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; các biện pháp quản lý hành chính về an ninh, trật tự khác theo quy định của pháp luật.

Các cá nhân cần có trách nhiệm tham gia phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật khác có sử dụng công nghệ cao bằng cách bảo vệ mật khẩu, khóa mật khẩu, cơ sở dữ liệu, thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và hệ thống thiết bị công nghệ cao của mình; phát hiện, kịp thời tố giác tội phạm và vi phạm pháp luật khác

PV: Ngoài việc tăng cường công tác phòng chống tội phạm trực tuyến, ông có đề xuất những biện pháp nào để đối phó với tình trạng mạo danh và lừa đảo tài chính, đồng thời đảm bảo an toàn cho người dân khi tham gia giao dịch tài chính trực tuyến?

Luật sư Diệp Năng Bình: Theo tôi để ngăn chặn một cách triệt để hành vi lừa đảo qua mạng và đem lại cho người dân sử dụng giao dịch trực tuyến một cách an toàn nhất thì Chính phủ và các tổ chức khác như viễn thông, ngân hàng cần phải có những thay đổi mới, có những chính sách bảo mật tốt hơn trong các ứng dụng dịch vụ, các khu vực nhập khẩu cần kiểm tra chặt chẽ hơn hạn chế hết mức có thể việc các tội phạm mua những thiết bị (sim rác, điện thoại…) của nước ngoài về để thực hiện kế hoạch lừa đảo.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lừa đảo ti chính ngy cng tinh vi, kh kiểm soát