Đây là thông tin được ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết tại họp báo “Triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 20” do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng ngày 3/1/20.
Năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%
Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, năm 2023 diễn ra với nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm, lạm phát cao, thương mại toàn cầu sụt giảm, giá cả hàng hóa cơ bản biến động mạnh, xung đột địa chính trị; ngân hàng trung ương nhiều nước tiếp tục neo giữ lãi suất điều hành ở mức cao.
Trong nước, các động lực tăng trưởng xuất khẩu, đầu tư, tiêu dùng đều gặp thách thức do cầu thế giới thấp; doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do đơn hàng, thị trường sụt giảm.... Tuy nhiên, trên cơ sở bám sát các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, ngành ngân hàng đã đạt được một số kết quả nổi bật.
Trong đó, năm 2023, Ngân hàng Nhà nước liên tục 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, với mức giảm 0,5-2,0%/năm trong bối cảnh lãi suất thế giới tiếp tục tăng và neo ở mức cao, tạo điều kiện để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường.
Đồng thời, chỉ đạo các tổ chức tín dụng (TCTD) tiết giảm chi phí và áp dụng đồng bộ các biện pháp giảm mặt bằng lãi suất cho vay. Đến nay, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các NHTM đã giảm khoảng hơn 2,0%/năm so với cuối năm 2022.
“Có thể nói, đến thời điểm này, mức lãi suất cho vay đã xuống rất thấp, kể cả ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; kể cả các lĩnh vực không phải đối tượng ưu tiên. Mặt bằng lãi suất đã giảm thấp nhất trong 20 năm vừa qua” – ông Tú nhấn mạnh.
Cũng theo Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước, đầu năm, câu chuyện lãi suất là vấn đề rất gay gắt, giữa năm mức lãi suất cũng còn tiếp tục gay gắt, làm sao để giảm lãi suất cho doanh nghiệp. Tất nhiên, chính sách có độ trễ, đặc thù, không thể nói là hôm nay lãi suất thế này ngày mai giảm xuống ngay 2%, 3%. Điều đó sẽ tạo ra sự hẫng hụt trong hệ thống tài chính của các TCTD.
Bên cạnh đó, trong năm 2023, Ngân hàng Nhà nước cũng thực hiện nhiều giải pháp, chính sách, chương trình tín dụng được triển khai đồng bộ, quyết liệt, tập trung mọi nguồn lực để đảm bảo cung ứng đủ vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khoảng 5% (thấp hơn mục tiêu đề ra nhưng là mức tăng cao trên thế giới), hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, phục hồi sản xuất kinh doanh.
Trong đó, đặc biệt là tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cho vay, đơn giản hóa thủ tục, giảm bớt hồ sơ vay, đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên toàn quốc; gia tăng các chương trình, sản phẩm tín dụng đặc thù, ưu đãi..., tạo điều kiện thuận lợi hơn để người dân, doanh nghiệp tiếp cận tín dụng ngân hàng.
Nhiều chương trình tín dụng được triển khai nhằm thực hiện tốt chính sách xã hội, góp phần thực hiện thành công 3 chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Với hệ thống các chỉ đạo và giải pháp đồng bộ của Ngân hàng Nhà nước, đến cuối năm 2023, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 13,5%.
Định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng %
Năm 20, triển vọng kinh tế toàn cầu và thị trường quốc tế tiếp tục diễn biến phức tạp. Trong nước, nền kinh tế dự kiến vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Trong bối cảnh đó, ông Đào Minh Tú cho biết, Ngân hàng Nhà nước sẽ tập trung vào một số định hướng, giải pháp trọng tâm:
Theo dõi sát diễn biến, tình hình kinh tế thế giới, trong nước để điều hành chủ động, linh hoạt, đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ (CSTT), phối hợp hài hòa, chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế gắn với kiểm soát lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ, ngoại hối và hệ thống ngân hàng. Điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến thị trường, kinh tế vĩ mô, lạm phát và mục tiêu CSTT;…..
Điều hành tín dụng chủ động, linh hoạt, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát, đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Định hướng tăng trưởng tín dụng năm 20 khoảng %, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Tiếp tục triển khai quyết liệu, hiệu quả Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025; tập trung thực hiện có hiệu quả phương án xử lý các TCTD yếu kém. Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ xấu; phấn đấu năm 20 tỷ lệ nợ xấu nội bảng (không bao gồm các NHTM yếu kém) dưới 3%.
Tích cực đổi mới, tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngành Ngân hàng; thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro nhằm ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các rủi ro, tồn tại và sai phạm của TCTD, góp phần bảo đảm an ninh, kỷ luật trên thị trường tiền tệ, ngân hàng.
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động ngân hàng và hoạt động TTKDTM, đáp ứng yêu cầu đối với các mô hình kinh doanh và sản phẩm dịch vụ mới trên nền tảng công nghệ thông tin, ngân hàng số, thanh toán số. Tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn trong hoạt động thanh toán và chuyển đổi số.
Tiếp tục hoàn thiện thể chế pháp luật ngân hàng nhằm tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thuận lợi cho điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan của Quốc hội hoàn thiện hồ sơ dự án Luật các TCTD (sửa đổi) trình Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Xây dựng, trình ban hành/ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết sau khi Luật các TCTD (sửa đổi) được ban hành.