Bộ trưởng Bộ Tư pháp H H ng Cường: Cần tiếp tục tháo gỡ những “nút thắt” thể chế

Nguyên Bình| 01/04/2016 07:03
Theo dõi Báo điện tử Công lý trên

Nhiệm kỳ Quốc hội kha XIII đã thể hiện khá xuất sắc vai tr trong cng tác xây dựng thể chế để phát triển ton diện đất nước. Bên lề kỳ họp, PV đã c cuộc trao đổi với ĐB H H ng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xung quanh vấn đề ny.

PV: Thưa ông, Đại hội Đảng XI chỉ rõ thể chế là một trong những “nút thắt” cản trở sự phát triển của đất nước. Ông đánh giá thế nào về công tác xây dựng thể chế trong nhiệm kỳ qua?

ĐB Hà Hùng Cường: Đúng vậy, thể chế là “nút thắt” cản trở sự phát triển của đất nước, nên xây dựng và hoàn thiện thể chế với trọng tâm là tiếp tục đổi mới thể chế kinh tế thị trường đồng bộ với đổi mới chính trị đã được Nghị quyết Đại hội Đảng XI xác định là một trong ba đột phá chiến lược và được đặt thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong Chương trình lập pháp của Quốc hội khóa XIII, cũng như Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2011-2016.

Với quyết tâm chính trị cao, trong suốt thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ và cả hệ thống chính trị đã tập trung nhiều nỗ lực để thực hiện tốt nhiệm vụ lập hiến, lập pháp và đạt được kết quả nổi bật, hết sức quan trọng, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế như Báo cáo công tác nhiệm kỳ khóa XIII của Quốc hội và Chính phủ đã khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường: Cần tiếp tục tháo gỡ những “nút thắt” thể chế

Đại biểu Hà Hùng Cường

Dấu ấn sâu đậm nhất của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII là việc thông qua Hiến pháp năm 2013- Hiến pháp của thời kỳ đổi mới toàn diện đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Hiến pháp năm 2013 như nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân, nguyên tắc ghi nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân; nguyên tắc tổ chức thực hiện quyền lực của nhà nước pháp quyền, nguyên tắc tuân thủ tính tối thượng của Hiến pháp… Chỉ trong gần hai năm rưỡi qua, Quốc hội đã thông qua hơn 70 luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp, trong đó có những luật, bộ luật lớn làm nên ba trụ cột chính của hệ thống pháp luật là thể chế kinh tế thị trường (như Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Đất đai…), thể chế Nhà nước pháp quyền (như các luật về tổ chức bộ máy Nhà nước, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (hợp nhất), Bộ luật Hình sự, các luật, bộ luật về tố tụng…). Chính tinh thần và các giá trị cốt lõi của Hiến pháp được cụ thể hóa trong các luật, bộ luật này sẽ góp phần tháo gỡ một bước quan trọng “nút thắt” thể chế đối với phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.

PV: Vậy theo ông, phải làm gì tiếp trong nhiệm kỳ tới để chúng ta có thể cởi “nút thắt” đó một cách hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển và hội nhập?

Ông Hà Hùng Cường: Với số lượng 100 Luật, 10 Pháp lệnh được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII ban hành đã làm nên kỳ tích về khối lượng Luật, Pháp lệnh lớn nhất được thông qua trong một nhiệm kỳ so với 12 khóa trước của Quốc hội, phản ánh bước tiến quan trọng trong công tác lập pháp của Quốc hội. Bên cạnh đó cũng phải thẳng thắn nhìn nhận về những bất cập, tồn tại của hệ thống pháp luật nói chung,  chất lượng của những văn bản mới được thông qua nói riêng. Có những đạo luật lớn, rất quan trọng như Bộ luật Hình sự, Chính phủ đã đề nghị cho lùi mọt kỳ họp, đến kỳ họp cuối cùng này mới thông qua để có thời gian chỉnh lý kỹ về kỹ thuật, nhưng vẫn được thông qua thì cũng khó mà nói rằng chất lượng đã hoàn hảo.

Theo tôi, những “nút thắt” thể chế cần tiếp tục tháo gỡ, trong đó có vấn đề đổi mới đồng bộ giữa kinh tế với chính trị. Nút thắt đó vẫn còn, tôi xin nêu một số nội dung quan trọng có tính phổ quát của tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền đã được nghiên cứu kỹ trong quá trình chuẩn bị sửa đổi Hiến pháp, đã được đưa vào dự thảo Hiến pháp lấy ý kiến nhân dân, nhưng rồi không được quy định hay sửa đổi trong bản Hiến pháp được thông qua. Đó là thiết chế bảo vệ Hiến pháp chưa được ghi nhận trong khi Hiến pháp năm 2013 lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến nước ta lại quy định “việc toàn dân phải bảo vệ Hiến pháp”; đó là tổ chức hệ thống tòa án theo thẩm quyền chứ không theo đơn vị hành chính và việc thành lập Hội đồng tư pháp quốc gia độc lập với TANDTC  để chịu trách nhiệm về các vấn đề tổ chức, nhân sự và tài chính của hệ thống Tòa án, đảm bảo nguyên tắc độc lập của Tòa án đã được ghi nhận trong tất cả các bản Hiến pháp của nước ta, đảm bảo sự không lệ thuộc lẫn nhau giữa các Tòa án và giữa Tòa án với các cấp chính quyền địa phương…

PV: Ông có thể cho biết ý kiến cá nhân về việc Chính phủ, Quốc hội khóa XIII vẫn “nợ” người dân dự án Luật Biểu tình mặc dù Hiến pháp năm 2013 đề cao quyền con người, quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền biểu tình?

Ông Hà Hùng Cường: Đúng vậy, quyền biểu tình không những là một trong các quyền hiến định của công dân từ nhiều năm nay nhưng chưa được cụ thể hóa bằng luật. Mặt khác, đây cũng là một thực tiễn xảy ra ngày một nhiều trong đời sống xã hội cần được điều chỉnh bằng luật. Dự án Luật Biểu tình đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 20 của Quốc hội khóa XIII và dự kiến Quốc hội sẽ cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 11. Chính phủ đã phân công và chỉ đạo sát sao cơ quan chủ trì soạn thảo tổng kết thực tiễn thi hành các văn bản dưới luật hiện hành liên quan đến quyền biểu tình, sưu tầm, biên dịch, nghiên cứu pháp luật về biểu tình của một số nước, tổ chức khảo sát tại một số địa phương trọng điểm, xây dựng dự thảo Luật, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Qua thảo luận tại phiên họp, Chính phủ nhận thấy đây là luật mới, phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau, nhất là khác nhau trong nhận thức về quyền biểu tình và giới hạn thực hiện quyền biểu tình theo đúng nguyên tắc hạn chế quyền con người, quyền công dân đã được quy định tại Điều 14, khoản 2 Hiến pháp năm 2013. Dự án Luật, một mặt phải ghi nhận quyền và xác định các biện pháp cụ thể, khả thi để người dân thực hiện quyền biểu tình trong khuôn khổ pháp luật, phù hợp với thể chế chính trị, điều kiện kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế và chủ trương mở rộng dân chủ ở nước ta hiện nay; mặt khác, phải bảo đảm quyền biểu tình được thực hiện trên cơ sở tôn trọng trật tự công, phòng ngừa, ngăn chặn việc lợi dụng quyền biểu tình để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quốc gia, dân tộc và quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

So với những yêu cầu trên, Chính phủ nhận thấy dự án Luật cần phải được chỉnh lý thêm. Do vậy, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công an tiếp tục hoàn thiện thêm dự án Luật Biểu tình. Đây cũng là cơ hội để các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục nghiên cứu, nâng cao chất lượng của dự án Luật. Hy vọng trong thời gian tới, với sự nỗ lực của cơ quan chủ trì soạn thảo, sự tham gia tích cực của người dân, dự án Luật sẽ nhận được sự đồng thuận cao hơn và sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến.

Xin cảm ơn ông! 

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng Bộ Tư pháp H H ng Cường: Cần tiếp tục tháo gỡ những “nút thắt” thể chế