Theo thống, kê của Tổng hội Xây dựng, cả nước hiện nay c rất nhiều đ thị được xây dựng từ trước năm 1975 đang bị xuống cấp nghiêm trọng v chịu sự quá tải về hạ tầng, dân số dưới sức ép của quá trình phát triển kinh tế. Thế nhưng, trên thực tế, việc cải tạo các khu đ thị, các nh chung cư cũ lại diễn ra rất chậm chạp.
Người dân tại các đô thị cũ vẫn đang phải đối mặt với sự quá tải về hạ tầng xã hội. (Ảnh: VNEconomy)
Tại hội thảo gần đây về cải tạo đô thị cũ, có ý kiến cho rằng: Cái “vướng” không chỉ là sự thiếu quyết tâm mà có cả những vụ lợi ẩn đằng sau mỗi quyết định, mỗi chính sách được đưa ra liên quan đến cải tạo đô thị cũ. Theo một số chuyên gia của Viện Quy hoạch đô thị, nếu công tác cải tạo đô thị cũ không được coi trọng đúng mức và không có những giải pháp đột phá, loại bỏ mọi sự tư lợi trong các quyết định thì hệ quả mà cư dân tại các đô thị đó phải hứng chịu là khó lường.
Phó Chủ tịch, Tổng hội Xây dựng, TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, khi cải tạo đô thị cũ, các nhà đầu tư, người kinh doanh bất động sản chỉ chú ý đến lợi nhuận, dẫn đến thực trạng đô thị hiện nay có quá nhiều cao ốc trong các khu vực trung tâm, khiến cho hạ tầng một số nơi bị quá tải. Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, hiện nay khi cải tạo đô thị cũ thì lợi ích rơi vào túi nhà kinh doanh bất động sản là chính, nhưng đến khi tắc đường diễn ra thì người chịu trách nhiệm đầu tiên là những người làm đô thị chứ không phải là những nhà đầu tư bất động sản. Vì vậy, cần phải xác định rõ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của chính quyền đô thị, tiếp đến là lợi ích của các chủ sở hữu đó chính là người dân và cuối cùng là lợi ích của nhà đầu tư bất động sản.
Để giải quyết những bất cập, hạn chế trục lợi và đẩy nhanh tiến độ trong việc cải tạo các chung cư cũ, Tổng hội Xây dựng đã đề xuất cho phép các chủ sở hữu các căn hộ chung cư cũ được thành lập hợp tác xã nhà ở để làm chủ đầu tư dự án xây chung cư mới, trên cơ sở được chính quyền bảo lãnh vay vốn đầu tư và tự tổ chức tạm cư khi xây dựng công trình.
Tổ chức này cũng đề xuất áp dụng chế độ dự trữ đất, trong đó chính quyền thu hồi đất và chuẩn bị mặt bằng có trang bị hạ tầng rồi mới giao đất cho các chủ đầu tư thực hiện theo quy hoạch nhằm minh bạch hóa, tạo công bằng trong quá trình cải tạo đô thị.
Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, đã đến lúc cần phải thay đổi cách làm trong cải tạo đô thị cũ, theo đó các cơ quan quản lý phải vào cuộc chứ không thể phó mặc cho các nhà đầu tư làm theo mục đích của họ như hiện nay.
Trung Nguyễn