Đ l yêu cầu m Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đặt ra đối với các bộ, ngnh, địa phương để cải thiện mi trường đầu tư, kinh doanh, giúp kinh tế phát triển, tăng thu ngân sách.
Vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia tiếp tục chiếm phần lớn thời gian thảo luận của Chính phủ trong phiên họp thường kỳ cuối cùng của năm 2014, diễn ra ngày 30/12. Trước đó, đây cũng là một trọng tâm thảo luận tại Hội nghị của Chính phủ với các địa phương ngày 29/12.
Khi trình bày báo cáo về tình hình thực hiện Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 18/3/2014 về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh cho hay, chưa có một Nghị quyết chuyên đề nào mới được ban hành hơn 9 tháng mà Chính phủ đã 2 lần kiểm điểm kết quả thực hiện. Lần kiểm điểm thứ nhất đã diễn ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9, sau nửa năm triển khai Nghị quyết.
Cải cách không thể trên giấy
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị, trong năm 20, cần tiếp tục thực hiện mạnh mẽ, nhất quán và triệt để Nghị quyết số 19, bảo đảm đến hết năm 20, chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam xếp hạng theo WB tối thiểu bằng trung bình ASEAN-6. Bên cạnh việc củng cố các kết quả cải cách trong các lĩnh vực thuế, BHXH, khởi sự kinh doanh…, cần tập trung thực hiện cải cách các chỉ số về thực thi hợp đồng, thủ tục phá sản doanh nghiệp và cấp phép xây dựng.
Nhiệm vụ trọng tâm thứ hai là rà soát thủ tục kiểm tra, quản lý chuyên ngành hàng hóa xuất nhập khẩu - vướng mắc lớn nhất hiện nay trong thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu. Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định đây là nội dung quan trọng, cần thực hiện ngay.
Cùng với đó, tiến hành rà soát danh mục 267 ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện tương ứng, theo hướng chỉ giữ lại những điều kiện kinh doanh thực sự cần thiết và triệt để chủ trương “quản lý Nhà nước là để tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cuộc sống của người dân”.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh cho rằng Nghị quyết 19 đã củng cố niềm tin của doanh nghiệp và cộng đồng quốc tế đối với quyết tâm cải cách của Việt Nam.
“Nhưng thẳng thắn mà nói, chúng ta mới rà soát, sửa đổi trên giấy thôi, giảm được bao nhiêu giờ làm thủ tục cũng mới chỉ là tính toán. Bước tiếp theo là phải đưa những cải cách đó đến được với từng doanh nghiệp. Năm 20 nếu không tiếp tục làm quyết liệt thì có khi những thay đổi trong năm 2014 thành ra phản tác dụng”, Phó Thủ tướng nói.
Đồng thời, trong năm 20, cần tiếp tục lựa chọn một số lĩnh vực để tập trung cải cách. Hội đồng Quốc gia về phát triển bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh sẽ trình Chính phủ một Nghị quyết tương tự Nghị quyết 19 để thực hiện trong năm 20.
Không có lý gì không làm được
Kết luận phiên thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc lại rằng việc Chính phủ ban hành Nghị quyết số 19 là xuất phát từ yêu cầu phát triển, yêu cầu hội nhập và căn cứ vào những hạn chế, yếu kém nội tại của nền kinh tế. Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ “sống còn” trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế. “Hội nhập quốc tế là phải cạnh tranh để phát triển, không có cách nào khác”.
“Bộ máy cồng kềnh, kém hiệu lực, thủ tục rườm rà, gây khó khăn cản trở, những hạn chế, yếu kém đó cấp nào cũng nói, ngành nào cũng nói, hội nghị nào cũng nói. Nhưng khó khăn cản trở ở đâu, làm thế nào? Nghị quyết 19 đã đề ra giải pháp cụ thể cho những vấn đề đó. Chúng ta chọn đúng vấn đề rồi, có kết quả bước đầu rồi, phải tiếp tục thực hiện”, Thủ tướng nói.
Trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu quyết liệt, nhất quán, tiếp tục thực hiện các giải pháp đã được đề ra trong Nghị quyết 19. Đồng thời, ngay từ đầu năm 20, công khai chỉ số cải cách hành chính của tất cả các bộ, ngành, địa phương. “Làm được cũng minh bạch mà chưa được cũng phải minh bạch để phấn đấu”, Thủ tướng yêu cầu.
Trước “nút thắt cổ chai” về kiểm tra chuyên ngành khiến khó rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, Thủ tướng đặt vấn đề: “Các nước xung quanh ta cũng bảo vệ sản xuất, cũng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng bảo vệ môi trường, nhưng thủ tục vẫn thuận lợi. Sao ta không tìm hiểu, tham khảo xem họ làm thế nào? Từ vướng mắc trong thực tế để xem lại các quy định của ta và tham khảo kinh nghiệm các ngước, từ đó đưa ra đề xuất cụ thể”.
“Không có lý do gì để không cải thiện được cho bằng họ và phải có chuyển biến trong năm 20”, Thủ tướng yêu cầu.
Về những kết quả đã đạt được, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý rằng những cải cách đã tiến hành cũng mới chỉ là “trên giấy”, cần hết sức chú ý việc thực thi của cán bộ. “Hàng hóa trong luồng xanh hải quan chỉ mất 3 giây, nhưng cán bộ không chịu làm thì doanh nghiệp cũng chịu”.
Trước một số ý kiến đề nghị “thận trọng” với chủ trương chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”, Thủ tướng cho rằng không thể chỉ vì một số ít doanh nghiệp vi phạm mà quay lại bắt “tiền kiểm” với tất cả. Như vậy là gây khó, gây khổ cho đa số chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. Vấn đề là hậu kiểm cho tốt, xử lý nghiêm những doanh nghiệp vi phạm.
Thủ tướng đồng ý Chính phủ sẽ ban hành một Nghị quyết mới tiếp tục tinh thần của Nghị quyết 19 ngay đầu năm 20, chỉ rõ những việc cần làm trong từng lĩnh vực.
“Thực tế cho thấy nếu chúng ta làm quyết liệt sẽ có kết quả cụ thể. Phải chỉ rõ phiền hà, vướng mắc ở đâu, sửa chỗ nào, ai sửa, lúc nào sửa xong… thì mới tiến bộ được. Các đồng chí đều xông vào thì làm được thôi. Nếu người đứng đầu cơ quan nào không làm được thì mời làm việc khác”, Thủ tướng quyết liệt.