Sáng 25/12, tiếp theo chương trình Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 20, đồng chí Nguyễn Văn Du, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chánh án TANDTC trình bày dự thảo Chỉ thị của Chánh án TANDTC về việc tổ chức triển khai, thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 20.
Năm 2023, đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động Tòa án các cấp đã đoàn kết, vượt qua khó khăn, nỗ lực không ngừng, hoàn thành tốt các nhiệm vụ trọng tâm, đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội…
Năm 20, là năm bản lề, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII và là năm khởi đầu cho việc chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Đây cũng là năm tiếp theo các cấp, các ngành triển khai sâu rộng thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới.
Dự báo tình hình thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục có những diễn biến phức tạp; thiên tai, dịch bệnh khó lường; tình hình tội phạm và số lượng các loại vụ việc mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết vẫn có xu hướng gia tăng; nhiệm vụ đặt ra cho các Tòa án rất nặng nề và nhiều khó khăn, thách thức.
Để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của TAND, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, Chánh án TANDTC yêu cầu Chánh án Tòa án các cấp, Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC thực hiện nghiêm túc các chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong dự thảo…
Trong đó, lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục quán triệt đầy đủ, triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết, văn bản của Đảng, Quốc hội…; Nghị quyết số 512-NQ/BCS ngày 12/12/2023 của Ban cán sự đảng TANDTC về việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ công tác trọng tâm năm 20 của TAND.
Lãnh đạo, chỉ đạo khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch công tác cụ thể, khả thi, phù hợp với thực tiễn của đơn vị. Chủ động thực hiện quyết liệt các giải pháp đột phá để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ công tác theo yêu cầu của Quốc hội và TANDTC đã đề ra; phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu cơ bản sau: Bảo đảm 100% các vụ việc được giải quyết trong thời hạn luật định; Hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan; bảo đảm tổng số bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan không vượt quá 1,5% tổng số các loại án đã giải quyết…
Bên cạnh đó, tích cực tham gia xây dựng thể chế, tăng cường công tác xây dựng và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật; Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ; Chăm lo công tác xây dựng Đảng; quan tâm làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, công chức…
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách thủ tục hành chính tư pháp mạnh mẽ. Đẩy mạnh tích hợp, chia sẻ các dịch vụ công trực tuyến của TAND trên Cổng dịch vụ công quốc gia. Tiếp tục vận hành hiệu quả hệ thống quản lý Tòa án, Trợ lý ảo, hệ thống giám sát và điều hành TAND phục vụ các hoạt động của Tòa án.
Dự thảo nêu rõ, giao các đơn vị chức năng thuộc TANDTC giúp lãnh đạo TANDTC xây dựng các chương trình, kế hoạch công tác ở từng lĩnh vực phụ trách và theo dõi, đôn đốc việc thực hiện trong toàn hệ thống Tòa án.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc TANDTC, Chánh án TAND và Tòa án quân sự các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm quán triệt, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc chỉ thị này.