Liên quan đến thng tin nam sinh viên bị tri, cướp ti sản trong cầu thang bộ ở ký túc xá khu B, Đại học Quốc gia TP.HCM gây xn xao mạng xã hội, cơ quan cng an đã vo cuộc xác minh v kết luận khng c vụ cướp no xảy ra. Câu chuyện ny do nam sinh viên tự thêu dệt v quay clip đưa lên mạng xã hội.
Ngày 23/2, Công an thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cho biết đơn vị này đã có kết luận vụ nam sinh viên bị cướp tài sản trong cầu thang bộ ở ký túc xá khu B, Đại học Quốc gia TP.HCM.
Theo đó, quá trình điều tra, công an xác định không có vụ cướp nào xảy ra trong ký túc xá. Lời khai của bị hại không đúng sự thật.
Trước đó, vào tối 21/2, mạng xã hội lan truyền đoạn clip dài hơn 2 phút quay lại cảnh một nam sinh tại ký túc xá Đại học Quốc gia TP.HCM (phường Đông Hòa, thành phố Dĩ An) khiến nhiều người hoang mang.
Theo hình ảnh trong clip, nam sinh viên được phát hiện dưới cầu thang bộ ở tình trạng chỉ mặc chiếc quần đùi và tay bị trói.
Theo như lời kể của nam sinh cho hay khi vừa bước ra khỏi thang máy ở tầng 2 của toà nhà B4 thì bị một người nam cao cao ốm ốm khống chế kéo vào cầu thang bộ, sau đó vật lộn và có ý định cướp tài sản.
“Tôi chỉ nhớ dáng kẻ cướp hơi gầy. Khi tôi vừa ra khỏi thang máy lầu 2 thì bị bịt miệng, kéo ra cầu thang bộ. Cướp giật ba lô rồi trói tôi lại nhưng chỉ lấy đi một điện thoại. Ví tiền và laptop vẫn còn”, nam sinh viên nói trong clip.
Nam sinh sau đó đã nhờ mọi người xung quanh và bảo vệ tòa nhà cắt dây trói ở tay. Các sinh viên khác tìm cách liên hệ trưởng nhà và ban quản lý ký túc xá.
Được biết, thời gian qua, tình trạng đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội có dấu hiệu gia tăng, gây bức tâm lý hoang mang và bức xúc. Các chuyên gia pháp luật cho rằng, dù là vô tình hay cố ý, hoặc xuất phát từ nguyên nhân gì, việc tự quay clip và lan truyền trên không gian mạng là hành vi vi phạm pháp luật.
Dưới góc nhìn pháp luật, luật sư Nguyễn Thị Huế – Công ty Luật TNHH XTVN cho biết: Hành vi bịa đặt chuyện “bị cướp tài sản trong KTX” của nam sinh viên sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 7 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Phòng, chống tệ nạn xã hội; Phòng cháy, chữa cháy; Cứu nạn, cứu hộ; Phòng, chống bạo lực gia đình. Mức phạt cao nhất có thể lên đến “3. 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, nếu trong quá trình điều tra xác minh hành vi bịa đặt câu chuyện bị cướp của nam sinh viên nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội vu khống” theo quy định tại Điều 6 Bộ luật Hình sự 20 (sửa đổi, bổ sung 2017).