Mảng ngân hng bán lẻ l 1 hướng chuyển dịch tất yếu, bởi ở Việt Nam, ngân hng bán lẻ cn rất nhiều dư địa để phát triển v l miếng bánh mở rộng cho tất cả.
Những năm gần đây, các ngân hàng Việt Nam đã có sự chuyển mình tích cực, nổi bật là cuộc đua chuyển đổi số, áp dụng các công nghệ tiên tiến như AI, dữ liệu lớn. Các nhà băng cũng chuyển dịch cơ cấu thu nhập từ mảng tín dụng truyền thống sang các sản phẩm mang lại thu nhập ngoài lãi như thẻ, hoạt động bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng.
Mảng ngân hàng bán lẻ Việt Nam ngày càng được chú trọng do ở giai đoạn phát triển sơ khai, còn nhiều dư địa phát triển. Mặt khác, việc dịch chuyển sang bán lẻ cũng sẽ nâng cao biên lợi nhuận và mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn cho ngân hàng.
Với đặc thù tăng trưởng về dân số, về GDP/người, về tốc độ phát triển kinh tế nhanh, Việt Nam thực sự là một đất nước rất tiềm năng cho ngành bán lẻ. Ngân hàng với vai trò xương sống của nền kinh tế, không thể đứng ngoài xu hướng phát triển sản phẩm - dịch vụ cho trên 100 triệu dân, hay có thể nói ngân hàng bán lẻ là xu thế tất yếu.
Có 4 xu hướng chính ngân hàng bán lẻ có thể định hình tương lai.
Ngân hàng số lấy khách hàng làm trung tâm: Trọng tâm của ngân hàng bán lẻ là trực tiếp cung cấp những sản phẩm dịch vụ mà bản thân ngân hàng biết là phù hợp với nhu cầu của khách hàng, phân phối theo cách thu hút người dùng nhờ vào cái nhìn sâu sắc độc đáo của ngân hàng về thị hiếu và thói quen của khách hàng. Điều quan trọng những sản phẩm này không cần phải sở hữu riêng của một ngân hàng cung cấp mà được lấy từ thị trường và được cung cấp tới khách hàng mà biết sẽ giúp khách hàng hưởng lợi từ những sản phẩm này.
Ngân hàng thành nhà cung cấp nền tảng: Trọng tâm của ngân hàng bán lẻ là kết nối các điểm giữa các nhà cung cấp khác nhau, nhằm cung cấp nền tảng cho hệ sinh thái rộng lớn hơn có khả năng đối chiếu các luồng dữ liệu đi qua đó, dựa trên cơ sở hạ tầng mở và dễ dàng truy cập do ngân hàng đó cung cấp.
Ngân hàng bán lẻ định vị thành chuyên biệt sản phẩm: Ngân hàng bán lẻ tạo ra các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh nhờ vào kiến thức và kinh nghiệm sâu sắc về thị trường cũng như khả năng nhanh chóng tạo ra các sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ngân hàng đang theo đuổi một phần của chuỗi giá trị. Những sản phẩm này là sẵn sàng để những nhà cung cấp khác trên thị trường có thể sử dụng thông tin chi tiết về khách hàng của họ để tìm kiếm những khách hàng phù hợp với sản phẩm.
Ngân hàng thành nhà cung cấp các tiện ích: Ngân hàng đã thiết lập được cơ sở hạ tầng có năng lực và khả năng cung cấp cho nhiều đối tác đang tập trung vào thị trường khe (niche players) đang hiện diện trên toàn bộ phần còn lại của hệ sinh thái. Ngân hàng định vị như vậy có thể cung cấp các dịch vụ được gắn nhãn trắng (có nghĩa không hiển thị thương hiệu trên sản phẩm cuối cùng) cho cơ sở hạ tầng ngân hàng lõi như: Thanh toán, xử lý, thanh toán bù trừ...
4 xu hướng trên sẽ dịch chuyển mô hình kinh doanh của ngân hàng bán lẻ từ mô hình kinh doanh truyền thống (nguyên khối – tổ chức như một khối to lớn, rất chậm thay đổi, chỉ cung cấp sản phẩm của tổ chức mình) sang mô hình kinh doanh hệ sinh thái ngân hàng bán lẻ. Khi đó, hệ sinh thái ngân hàng sẽ có những liên tương tác và khả năng đảm bảo các dịch vụ phục vụ khách hàng được liền mạch giữa các sản phẩm, dịch vụ khác nhau.