D các khoản nợ tái cơ cấu do ảnh hưởng dịch bệnh c xu hướng tăng, nhưng các ngân hng vẫn tự tin kiểm soát được nợ xấu khi dnh nguồn lực mạnh tay trích lập dự phng rủi ro.
Nợ xấu có xu hướng tăng lên trong bối cảnh dịch bệnh và là một trong những thách thức lớn nhất trong năm 2022. Chuyên gia kinh tế - ngân hàng, TS. Cấn Văn Lực dự báo trong năm 2022, nợ xấu nội bảng có thể tăng lên mức 2,3 - 2,5%, nếu tính cả nợ đã bán VAMC và nợ tiểm ẩn là khoảng 7,31%.
Trong bối cảnh đó, các nhà băng đã phải mạnh tay trích lập dự phòng, nâng bộ “đệm” chống đỡ rủi ro.
Trong đó, tăng vốn được coi là "bộ đệm" giúp công ty tài chính đối phó với khủng hoảng, quản trị rủi ro hiệu quả, có cơ hội phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch. Trước bối cảnh khó khăn chung của ngành tài chính ngân hàng, việc củng cố bộ đệm vốn được xem là cấp thiết, giúp công ty tài chính đối phó với khủng hoảng, quản trị rủi ro hiệu quả, sớm phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), trước diễn biến phức tạp của đại dịch, năm 2021 ngành tài chính ngân hàng ghi nhận tỷ lệ nợ xấu nội bảng 1,9% (cuối năm 2020 ở mức 1,69% - tăng 0,21%); tỷ lệ nợ xấu nội bảng, nợ bán cho VAMC chưa xử lý và các khoản nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu là 3,79%.
Đáng chú ý, nếu tính cả các khoản nợ đến hạn mà chưa trả được cơ cấu theo các Thông tư 01, 03, 14 cũng như nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ này có thể tăng lên 7,31%, thậm chí còn có xu hướng tăng cao hơn khi dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp.
Riêng với nhóm công ty tài chính tiêu dùng, tỷ lệ nợ xấu dự báo ngày càng sẽ còn tăng khi phân khúc khách hàng chính là những người lao động có thu nhập trung bình thấp lại chính là và đối tượng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch bệnh chịu tác động lớn từ dịch bệnh.
Do đó, nhu cầu tăng vốn là cấp thiết nhằm đáp ứng các tỷ lệ an toàn vốn theo thông lệ cũng như tăng cường khả năng chống đỡ trước những cú sốc trong hoạt động kinh doanh lớn từ thị trường, giúp giảm thiểu rủi ro và tổn thất. Đồng thời việc tăng vốn cũng giúp các công ty tài chính có thêm nguồn lực để hỗ trợ nền kinh tế hồi phục khi nhu cầu của khách hàng vay tiêu dùng dự báo tăng lên, nhất là sau dịch COVID-19.
Bước sang 2022, báo cáo phân tích của chứng khoán MB (MBS) cho rằng, hoạt động tăng vốn điều lệ cũng như cải thiện hệ số CAR của ngành tài chính ngân hàng trong thời gian qua, cùng với sự “bình thường mới” của các tỉnh thành và gói hỗ trợ kinh tế lên tới 800.000 nghìn tỷ đồng được dự kiến triển khai sẽ giúp nhu cầu sản xuất kinh doanh dần phục hồi và mở rộng, tác động tích cực lên tăng trưởng tín dụng.
Còn theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành, lộ trình tái cấu trúc vẫn tiếp tục diễn ra theo yêu cầu bắt buộc của NHNN nên áp lực tăng vốn của ngành tài chính ngân hàng sẽ không giảm trong năm 2022. Tuy nhiên, triển vọng tăng vốn điều lệ của các tổ chức tín dụng trong năm sau còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đáng chú ý là hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tác động từ các chương trình hỗ trợ kinh tế với thị trường vốn và các doanh nghiệp.