Liên quan việc giá vng tăng cao bất thường, đại biểu Phạm Văn Ha (đon Đồng Tháp) đặt vấn đề "Nghị định của Chính phủ thời điểm đ v thời điểm hiện tại bất cập hay khng? V tại sao chúng ta khng sửa Nghị định ny? Liệu Ngân hng c thể cho đơn vị, tổ chức no đ sản xuất thương hiệu vng no khác để cạnh tranh với SJC hay khng để thị trường vng hạ nhiệt, giá vng giảm xuống?".
Liên quan vấn đề giá vàng ,tại phiên chất vấn Quốc hội cuối chiều qua (8/6), đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn TP. Hà Nội) chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng về về trách nhiệm của ngành Ngân hàng trước diễn biến không bình thường của thị trường kinh doanh vàng miếng trong nước, đặc biệt là từ đầu năm 2022 đến nay, sự chênh lệch quá cao về giá vàng tại Việt Nam với giá vàng trên thị trường thế giới, gây tâm lý lo lắng, bất an cho người dân, làm giảm niềm tin vào giá trị của đồng tiền Việt Nam và làm gia tăng lạm phát.
Đồng thời tranh luận phần trả lời của Thống đốc, đại biểu Nguyễn Phương Thủy cũng đặt vấn đề, việc độc quyền một thương hiệu vàng quốc gia là SJC có phải là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá vàng miếng SJC tăng cao như hiện nay?
Đại biểu Nguyễn Phương Thủy chỉ rõ, cùng là vàng miếng nhưng không phải là thương hiệu SJC thì chênh với giá SJC đến triệu/lượng. Nêu rõ, xét về giá thành hay xét về giá thế giới thì chênh lệch như thế là quá lớn, đại biểu Nguyễn Phương Thủy đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có giải đáp cụ thể hơn về nội dung này?
Tham gia tranh luận về giá vàng đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) cũng nêu rõ, có lẽ Việt Nam là nước duy nhất “đi ngược” với thế giới. Khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng Việt Nam lại tăng, có những thời điểm dẫn đến khoảng cách gần 20 triệu. Đại biểu cho rằng vấn đề trên là rất khó chấp nhận.
Bên cạnh đó, đại biểu Trịnh Xuân An cũng đặt vấn đề, liệu đằng sau việc giá vàng “đi ngược” với thế giới như trên có làm lợi cho tổ chức hay doanh nghiệp nào hay không? Do đó đại biểu đề nghị cần phải phân tích, đánh giá kỹ lưỡng về vấn đề này.
Sáng nay (9/6), tiếp tục trả lời tranh luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, SJC là thương hiệu được người dân ưa chuộng từ trước khi Nghị định /2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành.
Trước đây thị trường vàng có nhiều tồn tại, hạn chế, gây bất ổn cho kinh tế vĩ mô. Từ khi Nghị định /2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, các chính sách quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, giúp Việt Nam được nâng hạng theo các đánh giá quốc tế.
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trong Nghị định này có chính sách Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng. Tại thời điểm đó, SJC là thương hiệu chiếm trên 90% thị trường, nên qua phân tích đánh giá chi phí, lợi ích, Ngân hàng Nhà nước quyết định sản xuất vàng miếng nhưng thuê SJC gia công dưới sự quản lý chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước. Tuy SJC giá cao nhưng là mua cao, bán lại cao. Các thương hiệu khác thường mua thấp, bán thấp.
Ghi nhận ý kiến của đại biểu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ rà soát, đánh giá kỹ vấn đề này trong tổng kết, đánh giá việc thực hiện Nghị định về quản lý hoạt động kinh doanh vàng.
Chưa thực sự đồng thuận với phần trả lời của thống đốc Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) tái chất vấn nêu rõ, Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng SJC. Nghị định của Chính phủ ban hành cách đây 10 năm, lúc đó giá vàng SJC cũng chỉ khoảng 30-35 triệu đồng/lượng, còn hiện nay giá vàng đang lên đến gần 70 triệu đồng/lượng.
“Vậy Nghị định của Chính phủ thời điểm đó và thời điểm hiện tại bất cập hay không? Và tại sao chúng ta không sửa Nghị định này? Liệu Ngân hàng có thể cho đơn vị, tổ chức nào đó sản xuất thương hiệu vàng nào khác để cạnh tranh với SJC hay không để thị trường vàng hạ nhiệt, giá vàng giảm xuống? Bởi nếu giá vàng SJC tăng cao thì tình hình lạm phát có thể sẽ tăng theo và đồng tiền Việt Nam cũng có thể mất giá”, đại biểu Hòa chất vấn.
Từ lý lẽ đó, đại biểu Phạm Văn Hòa đề nghị cần có sự điều chỉnh giá vàng SJC ở trong nước phù hợp với thị trường trên thế giới.
Trả lời chất vấn của đại biểu Phạm Văn Hòa, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng khẳng định lại Nghị định xác định là Ngân hàng Nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, và ở đây Ngân hàng Nhà nước lựa chọn thuê SJC sản xuất. Trong quá trình tổng kết, đánh giá Nghị định trong thời gian tới, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ nghiên cứu, lắng nghe ý kiến của các đại biểu và cũng sẽ xin ý kiến rộng rãi để lựa chọn nhiều thương hiệu khác để cùng sản xuất vàng miếng hay là một thương hiệu của Ngân hàng Nhà nước.
“Lúc đó chúng tôi sẽ đánh giá, phân tích tác động và xin ý kiến chắc chắn sẽ xin ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu rõ.