Lăng Tả quân Lê Văn Duyệt hay còn gọi là Lăng Ông, là khu đền và mộ của Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832), được bao quanh bởi 4 con đường: Đinh Tiên Hoàng, Phan Đăng Lưu, Trịnh Hoài Đức và Vũ Tùng. Xung quanh khu lăng có bức tường bao bọc được trổ bốn cổng ra vào theo bốn hướng, được xây dựng vào năm 1948. Năm sau, cổng Tam quan cũng được xây dựng. Mỗi năm, từ thời điểm giao thừa và xuyên suốt những ngày tết Nguyên đán, lăng Tả quân Lê Văn Duyệt luôn tấp nập người dân, khách thập phương đến cúng bái, xin lộc đầu năm. Mỗi dịp Tết đến, hàng chục ngàn người từ khắp nơi lại đổ về Lăng Ông thắp nhang, cúng bái. Người dân đến cầu nguyện cho một năm mới bình an, may mắn. Lần đầu đến lăng Tả quân Lê Văn Duyệt vào ngày mùng 3 Tết, chị Trang (quận Bình Thạnh) thắp nhang cầu nguyện cho một năm mới bình an, thuận lợi. "Tôi sống ở quận Bình Thạnh đã lâu nhưng năm nay mới viếng Lăng Ông vào dịp Tết, mọi thứ rất trang nghiêm, người dân rất phấn khởi khi đến xin lộc đầu năm", chị Trang nói. Người dân đến viếng và thắp nhang thành kính tại khu mộ song táng của Tả quân và vợ là bà Đỗ Thị Phẫn. Trước mộ có một khoảnh sân nhỏ để làm lễ. Bao quanh mộ là một bức tường bằng đá ong dày hình chữ nhật, thông ra tận sân đốt nhang đèn. Không chỉ các gia đình mà nhiều bạn trẻ cũng đến lăng Tả quân Lê Văn Duyệt cúng bái dịp đầu năm mới. Trong các ngày mùng 1, mùng 2, mùng 3 Tết, đông đảo người dân, du khách đến xin xăm, gieo quẻ. Tả quân Lê Văn Duyệt (1764-1832) là nhà chính trị, quân sự Việt Nam thời Nguyễn. Ông là một trong các chỉ huy chính của quân đội chúa Nguyễn Ánh trong cuộc chiến với Tây Sơn. Khi chiến tranh kết thúc, nhà Nguyễn (vua Gia Long) được thành lập, Lê Văn Duyệt trở thành vị quan, tướng quân giữ nhiều chức vụ quan trọng của triều đình, nhiều lần công cán ở cả phía Bắc thành và hai lần được cử làm Tổng trấn Gia Định. Làm Tổng trấn thành Gia Định hai lần (1812-1816 và 1820-1832), ông đã thực hiện chính sách trị an tốt, có công lớn trong việc giữ gìn an ninh cho xứ sở. Ông cho đắp đường, điều động đào kênh Vĩnh Tế - một công trình có ý nghĩa to lớn về kinh tế và quốc phòng, mang lại hiệu quả rất lớn cho đất nước đến ngày nay. Việc cai trị của ông góp công lớn giúp ổn định và phát triển khu vực Nam bộ, khiến cho vùng này từ nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh thành khu vực bình yên và giàu có. Ông được xem là vị đệ nhất khai quốc công thần giúp cho vùng đất Sài Gòn xưa phồn thịnh. Nơi chính điện có bức tượng bằng đồng của Tả quân Lê Văn Duyệt. Dịp tết Nguyên đán, trước chính điện là hình ảnh long phụng được thực hiện bằng trái cây và hoa quả.
Chiều /12, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì buổi lm việc với đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban Đảng, đơn vị sự nghiệp, Mặt trận Tổ quốc v các tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương về tình hình tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngy 25/10/2017, một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.