Thanh niên tuổi bị đổ mồ hi máu đầu tiên sau 3 năm chữa trị đã được điều trị khỏi tại Việt Nam. Đây l ca điển hình được ghi vo y văn thế giới.
Mồ hôi máu (Hematohidrosis) là hiện tượng đặc biệt hiếm gặp, thế giới đến nay chỉ ghi nhận khoảng 200 trường hợp. Tại Việt Nam, một nam thanh niên tuổi là người đầu tiên mắc hiện tượng này.
GS.TS Trần Hậu Khang - Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam, Nguyên Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương chia sẻ, trong suốt 1 tháng trời, nam thanh niên này đã đi khám ở nhiều cơ sở y tế nhưng chưa tìm được bệnh. Được biết, cứ mỗi lần làm việc nặng xong mồ hôi chảy ra có màu đỏ nhạt, áo trắng hoặc dép màu trắng sau một thời gian mang cũng dần chuyển đỏ.
Khi tiếp nhận bệnh nhân, cùng với việc khai thác tiền sử và khám lâm sàng, GS Khang nghĩ đến anh mắc hiện tượng mồ hôi máu.
GS Khang đã tiến hành 2 xét nghiệm, đầu tiên là xét nghiệm xác định máu trong mồ hôi và nhận thấy trong mồ hôi bệnh nhân có hồng cầu. Xét nghiệm thứ 2 là sinh thiết vùng da có tuyến mồ hôi. Kết quả sau đó đã khẳng định chắc chắn 100% bệnh nhân mắc phải hiện tượng mồ hôi máu.
Về điều trị, theo GS Khang, điều quan trọng đầu tiên là bệnh nhân phải được tư vấn về tâm lý, giải tỏa sự căng thẳng, áp lực, tránh các stress tiếp tục gặp phải. Thứ 2 là dùng các thuốc an thần, có thể áp dụng các biện pháp thư giãn như nghe nhạc, thể dục nhẹ, du lịch…
Áp dụng phác đồ điều trị này, sau 1 tháng hiện tượng ra mồ hôi máu của bệnh nhân đã bắt đầu giảm rõ rệt. Sau 3 tháng điều trị, các triệu chứng hết hẳn. Tuy nhiên một thời gian sau, hiện tượng này lại tái phát.
Bác sĩ tiếp tục điều trị với phác đồ cũ, cho bệnh nhân tái khám 3 tháng/lần ở năm tiếp theo, phát hiện không còn dấu hiệu của bệnh. Đến nay, sau 3 năm, bệnh nhân đã khỏi hoàn toàn.
Mồ hôi máu là hiện tượng rất hiếm gặp. Biểu hiện lâm sàng của hiện tượng này là mô hôi tiết ra có lẫn máu. Tùy lượng máu nhiều hay ít mà màu sắc mồ hôi có thể thay đổi: đỏ tươi, hồng hoặc hồng nhạt.
Thể nhẹ, mồ hôi có màu hồng nhạt, đặc biệt là vùng trán, lưng, bụng... Lau mặt, khăn có màu đỏ. Cổ áo, quần đùi trắng thỉnh thoảng có màu hồng, đỏ, đặc biệt là sau hoạt động nặng. Ở thể nặng, máu pha trộn mồ hôi chảy trên một số vùng da của cơ thể, có thể chảy ra từ mặt, lỗ mũi, miệng... thậm chí nước mắt cũng có máu.
"Nguyên nhân của hiện tượng mồ hôi máu cho đến nay vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, người ta cho rằng căng thẳng tột độ, stress nặng, rối loạn tâm lý trong một thời gian lâu dài… đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong sinh bệnh học của hiện tượng hiếm gặp này. Vấn đề trên liên quan đến thần kinh vận mạch, cấu trúc mao mạch của da, ống tuyến mồ hôi…" GS Khang giải thích
Tới nay không có một phương pháp đặc hiệu nào để điều trị khỏi hiện tượng này. Điều quan trọng nhất là phát hiện và xử lý các bệnh kèm theo, đồng thời giảm stress, lo âu, căng thẳng bằng bằng thuốc hoặc các liệu pháp tâm lý.
Vị chuyên gia dã liễu khuyến cáo, bệnh nhân cần có lối sống lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích như rượu chè thuốc lá, nên tránh những xích mích hoặc bất hòa ở trong gia đình và xã hội.