Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn yêu cầu các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư thực hiện đồng bộ các giải pháp, khơi thông điểm nghẽn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân đầu tư công. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu để tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp.
Theo báo cáo, đến hết ngày 28/10, giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 20 của cả tỉnh Thanh Hóa (bao gồm cả vốn năm 2022 và năm 2023 kéo dài sang năm 20) là 9.301,7 tỷ đồng, bằng 65,9% kế hoạch, cao hơn 10,8% so với cùng kỳ.
Trong đó vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương là 6.861,9 tỷ đồng; vốn ngân sách Trung ương là 1.950,3 tỷ đồng; vốn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách cấp tỉnh là 481,9 tỷ đồng, nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ (vốn dự bị động viên) là 7,542 tỷ đồng. Nếu chỉ tính kế hoạch năm 20, tỷ lệ giải ngân của cả tỉnh bằng 67,9% kế hoạch, cao hơn ,6% so với tỷ lệ giải ngân của cả nước (52,29%).
Ước tỷ lệ giải ngân 10 tháng năm 20 của tỉnh Thanh Hóa đạt 70,57% kế hoạch do Thủ tướng Chính phủ giao và đạt 64,59% kế hoạch do tỉnh giao, đứng trong nhóm các tỉnh, thành phố có tỷ lệ giải ngân nhanh.
Thanh Hóa xác định đầu tư công là yếu tố tiên quyết trong việc dẫn dắt, phát triển nền kinh tế. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm, đã thực hiện đồng bộ các giải pháp, giải phóng các điểm nghẽn, 5 tổ công tác do Chủ tịch, các phó Chủ tịch tỉnh trực tiếp chỉ đạo các dự án. Nhờ đó, toàn tỉnh có 22 chủ đầu tư, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao hơn mức trung bình của cả tỉnh.
Cùng với đó, toàn tỉnh có 80 dự án đã giải ngân đạt 100% kế hoạch (chiếm 26,7% tổng số dự án), với số vốn là 788,934 tỷ đồng. Tiêu biểu như Dự án tu bổ, nâng cấp đê hữu sông Lèn, đoạn từ đền Cô Đôi, xã Châu Lộc đến cầu Đò Lèn, xã Đồng Lộc (Hậu Lộc); Dự án mở rộng tuyến đường C-C3, Khu du lịch Hải Hòa, thị xã Nghi Sơn; Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đập, hồ chứa và bản đồ mực nước hạ du của các đập thủy điện trên địa bàn.
Xét về tổng thể, bức tranh giải ngân đầu tư công Thanh Hóa vẫn còn nhiều gam màu xám. Tiến độ thực hiện một số dự án trọng điểm vẫn rất chậm, ảnh hưởng đến tỷ lệ giải ngân chung của cả tỉnh. Việc chuẩn bị hồ sơ của các dự án khởi công mới có thời gian thực hiện từ 2022-2025 không đảm bảo. Trong đó, công tác giải phóng mặt bằng ở một số địa phương chưa đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.
Hiện nay, toàn tỉnh vẫn còn 31 chủ đầu tư, địa phương giải ngân thấp hơn so với tỷ lệ giải ngân trung bình của cả tỉnh, như: Ban quản lý dự án đầu tư các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Thanh Hóa; Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp tỉnh; Sở Xây dựng; Sở Giáo dục và Đào tạo; UBND cấp huyện có thị xã Nghi Sơn, các huyện: Nga Sơn, Đông Sơn, Nông Cống, Quan Sơn...
Những vướng mắc trong quá trình thực hiện giải ngân đầu tư công được chỉ ra. Không ít các dự án phải thực hiện 3 giai đoạn (chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc dự án) với rất nhiều thủ tục, quy trình, nên chỉ một bước, giai đoạn có vướng mắc, sẽ ảnh hưởng đến tổng thể tiến độ thực hiện của cả dự án.
Trong quá trình thực hiện công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện của một số địa phương, chủ đầu tư có lúc, có việc còn chưa kịp thời, chưa quyết liệt; có chủ đầu tư còn chưa nắm rõ quy trình, thủ tục thực hiện các dự án. Cùng mặt bằng pháp lý song có địa phương giải ngân tốt nhưng vẫn có những địa phương chủ đầu tư giải ngân chậm.
Công tác thẩm định hồ sơ các dự án khởi công mới, bao gồm từ bước thẩm định dự án đầu tư, thiết kế bản vẽ thi công đến thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, phòng cháy chữa cháy còn kéo dài; một số dự án phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện. Năng lực của các nhà thầu còn hạn chế.
Chỉ còn 2 tháng nữa sẽ hết năm 20, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn phát động chiến dịch 60 ngày, đêm tăng tốc hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công năm 20. Mục tiêu đến 31/12/20, toàn tỉnh giải ngân 100% vốn đã được Chính phủ giao, bất luận khó khăn, thách thức.
Các địa phương, đơn vị, chủ đầu tư trong quá trình thực hiện là không chủ quan trước mọi tình huống, tranh thủ tối đa các điều kiện và nêu cao tinh thần trách nhiệm để hoàn thành mục tiêu đề ra. Giải pháp ưu tiên để thực thi là công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; nhiệm vụ này phải được thực hiện một cách đồng bộ, sâu sát, quyết liệt, cụ thể, nắm bắt từng dự án để chỉ đạo thực hiện.
Các cấp, các ngành, các địa phương phải xác định đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương, đơn vị mình. Cùng với đó, tiếp tục quan tâm giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm nếu tỷ lệ giải ngân đầu tư công không đạt yêu cầu đề ra.