An ninh trật tự

Nhận diện chiêu thức lừa đảo từ mô hình kinh doanh thương mại điện tử

PV 13/03/20 - 22:34

Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng mạo danh các thương hiệu, doanh nghiệp uy tín để chiếm đoạt tài sản với số tiền từ vài chục tới hàng trăm triệu đồng. Người dân cần tỉnh táo, nhận diện rõ những chiêu thức tinh vi của các đối tượng lừa đảo.

Nhận diện chiêu trò lừa đảo mới

Công nghệ phát triển, các đối tượng gian lận cũng liên tục thay đổi các phương thức mới để đánh lừa người tiêu dùng thông qua mạng xã hội, điện thoại di động và các nền tảng trực tuyến khác.

Gần đây, một trong những chiến lược lừa đảo phổ biến nhất là giả mạo các nhân viên chăm sóc khách hàng của các thương hiệu nổi tiếng. Các đối tượng lừa đảo thường sử dụng tên và logo của công ty lớn để tạo sự tin tưởng. Đối tượng sẽ gửi tin nhắn hoặc thực hiện cuộc gọi tri ân khách hàng nhân dịp các sự kiện đặc biệt như ngày thành lập hoặc các ngày lễ. Sau khi thiết lập liên lạc, đối tượng yêu cầu khách hàng tham gia vào các nhóm trên Zalo hoặc Telegram, trong đó có người tự xưng là giám đốc công ty hoặc cán bộ chăm sóc khách hàng. Từ đó, tiến hành gửi một khoản tiền nhỏ cho khách hàng và gọi đó là tiền trúng thưởng hoặc khuyến mãi, sau đó yêu cầu người đó chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định để nhận các ưu đãi VIP hoặc đặt cọc. Sau khi nhận được tiền từ nhiều khách hàng, các tài khoản này sẽ khóa lại và các đối tượng lừa đảo biến mất, để lại khách hàng bị mất toàn bộ số tiền.

Ngoài ra, các ngân hàng và công ty tài chính cũng đang phải đối mặt với tình trạng lừa đảo khi kẻ gian giả mạo nhân viên của để mời khách hàng vay vốn, làm thẻ tín dụng, và hướng dẫn cài đặt ứng dụng trên điện thoại di động để nhận tiền. Kẻ lừa đảo thậm chí còn sử dụng giọng nói được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo để gọi điện cho khách hàng, tự xưng là nhân viên ngân hàng, giới thiệu các dự án và dịch vụ lừa đảo nhằm chiếm đoạt tiền.

Để phòng tránh trở thành nạn nhân của các loại lừa đảo này, người tiêu dùng cần tăng cường cảnh giác qua việc nhận diện một số dấu hiệu dưới đây: Thông báo trúng thưởng quà tặng và đề nghị quý khách thanh toán phí vận chuyển; hoặc nạp tiền vào để rút tiền thưởng;

Tạo các trang/ứng dụng có giao diện, logo gần giống các website, nền tảng thương mại điện tử uy tín nhằm lừa khách hàng đặt hàng, tuyển dụng giả mạo; Giả mạo chứng từ yêu cầu nộp thông tin cá nhân để hoàn thuế,…

Gửi SMS chứa đường dẫn lừa đảo yêu cầu người dùng, điền thông tin thanh toán (số thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, mã OTP, mật khẩu Internet banking…).

Trước thủ đoạn tinh vi trên, cơ quan chức năng khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác khi nhận bất cứ cuộc gọi hoặc tin nhắn thông báo may mắn nhận được quà tri ân, trúng thưởng... Khách hàng cần hỏi rõ về công ty, gọi điện thoại trực tiếp cho đường dây nóng, tổng đài chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp đó để liên hệ xác minh thông tin.

Cảnh giác khi tham gia mô hình dropshipping

Hiện, các đối tượng lừa đảo còn nhắm đến những người đang tìm kiếm công việc bán hàng trên mạng, trong đó mô hình kinh doanh dropshipping tiềm ẩn nguy cơ bị đối tượng lừa đảo lợi dụng.

Dropshipping là một hình thức bán lẻ mà người bán không cần lưu trữ sản phẩm trong kho, mà thay vào đó chỉ cần chuyển đơn hàng và thông tin khách hàng đến nhà sản xuất hoặc đơn vị cung ứng sản phẩm. Khi có đơn hàng, nhà bán hàng thông báo cho đối tác dropshipping, và họ sẽ đóng gói và vận chuyển sản phẩm trực tiếp cho khách hàng.

Ngày 8/3 vừa qua, Công an TP Hà Nội cũng đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi tham gia kinh doanh mô hình này.

Đơn cử như mới đây, đại diện Droppii – Nền tảng thương mại điện tử theo mô hình dropshipping cho biết, đã nhận được phản ánh về việc các đối tượng lợi dụng niềm tin của người bán hàng với thương hiệu Droppii để lừa đảo, giả mạo và sử dụng trái phép hình ảnh, nội dung của công ty với mục đích chiếm đoạt tài sản, với các hình thức như thông báo trúng thưởng giả, yêu cầu thanh toán phí ứng trước, thực hiện nhiệm vụ để lấy thù lao, mạo danh trong việc tuyển dụng hay quảng cáo sản phẩm…

pic1.png
Thông tin chính chủ từ thương hiệu Droppii
pic2.png
Các đối tượng lừa đảo sử dụng trái phép hình ảnh của Droppii để trục lợi từ các nhà bán hàng

Nhằm bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và đối tác, Droppii khẩn thiết gửi lời cảnh báo và khuyến nghị mọi người cần thận trọng, không truy cập vào các đường link nghi ngờ, từ chối cung cấp thông tin cá nhân hoặc thanh toán khi có yêu cầu đáng ngờ từ các số điện thoại, email không chính thức” ,Đại diện Droppii lưu ý.

Theo đó, Droppii cũng đồng thời cung cấp danh sách các thông tin liên lạc chính thức, bao gồm fanpage, website, hotline, và địa chỉ văn phòng công ty, nhằm giúp khách hàng và đối tác dễ dàng nhận biết và liên hệ khi cần thiết. “Mọi thông tin từ Droppii đều được đăng tải trên các kênh chính thức và Droppii không bao giờ yêu cầu khách hàng thanh toán phí khi không qua các kênh giao dịch chính thức”, Đại diện Droppii nhấn mạnh.

pic3.png
pic4.png
pic5.png
Hàng loạt fanpage,website mạo danh Droppii được lập ra nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của những nhà bán hàng, những người đang có nhu cầu kiếm thêm thu nhập từ kinh doanh mô hình dropshipping. Kẻ lừa đảo giả mạo giấy tờ (thậm chí có cả mộc đỏ). Để giải quyết tình trạng này, Droppii cam kết phối hợp cùng các cơ quan chức năng để xử lý nghiêm các trường hợp giả mạo, và kêu gọi cộng đồng mạng cảnh giác, bảo vệ thông tin cá nhân.

Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an TP Hà Nội khuyến cáo: Người bán hàng online, đặc biệt là các cá nhân kinh doanh chưa từng giao dịch với “các đối tác” cần thận trọng, xác minh kỹ thông tin khi tham gia mô hình kinh doanh dropshipping và thực hiện giao dịch chuyển tiền. Thận trọng khi đứng trước cơ hội nhận được lợi nhuận lớn nhờ vào các ứng dụng kinh doanh trực tuyến. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần liên hệ cơ quan công an để giải quyết kịp thời vụ việc theo quy định của pháp luật.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhận diện chiêu thức lừa đảo từ m hình kinh doanh thương mại điện tử