Đ l đánh giá của Sở Y tế TP.HCM về cng tác bình ổn giá dược phẩm tại Hội nghị triển khai chương trình bình ổn các mặt hng dược phẩm trên địa bn TP.HCM năm 2017- 2018.
Thống kê từ Sở Y tế TP.HCM cho thấy, trong năm 2017 - 2018, có tổng cộng doanh nghiệp dược tham gia chương trình bình ổn giá, với 531 chủng loại thuốc, triển khai tại 4.016 điểm bán.
Doanh nghiệp dược phẩm trưng bày sản phẩm thuốc tham gia chương trình bình ổn giá.
Theo ông Trần Văn Mười - Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ Dược (Sở Y tế TP.HCM), giá bán thuốc bình ổn thấp hơn giá thị trường ít nhất 5%-10%. Doanh thu thuốc bình ổn giá trong năm 2016- 2017 đạt 18 tỉ đồng, tăng gấp 10 lần so với năm 2011.
Mặc dù giá thấp nhưng thuốc bình ổn có chất lượng, hiệu quả điều trị tốt, được người bệnh quan tâm. Ngoài ra, thuốc bình ổn đã chi phối thị trường, tạo ra một tác động lan tỏa, góp phần làm giá nhiều mặt hàng thuốc tương tự giữ ổn định, kìm hãm tốc độ tăng giá của thuốc nội trên địa bàn thành phố.
Tuy nhiên, PGS Tăng Chí Thượng cho rằng, trong thời gian qua các mặt hàng dược phẩm bình ổn giá mới chỉ hạn chế ở các loại thuốc phổ biến, các doanh nghiệp cần tăng cường bổ sung vào danh mục bình ổn các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị nhằm tạo cơ hội tiếp cận thuốc cho người dân.
“Trong 5 mục tiêu mà ngành y tế đưa ra để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chúng tôi đưa ra yêu cầu chi phí điều trị phải hợp lý. Như vậy, muốn chi phí điều trị hợp lý thì vai trò của bình ổn giá thuốc là rất quan trọng. Có bình ổn được giá thuốc, mới giảm được chí phí khám, chữa bệnh cho bệnh nhân”, ông Thượng nói
Ngoài ra, để chương trình bình ổn thực sự hiệu quả, Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở y tế giám sát việc kê đơn của bác sĩ trong quá trình điều trị, đảm bảo người bệnh được hưởng mức giá ưu đãi từ chương trình bình ổn.