Giáo dục

Nhiều cơ sở giáo dục giảm chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức học bạ

N.T.D 22/01/20 - 08:

Một trong những điểm mới đáng chú ý trong đề án tuyển sinh đại học năm 20 của nhiều cơ sở giáo dục vừa công bố là giảm tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức học bạ.

Xu hướng này đang tác động tới kế hoạch học tập cũng như định hướng tham gia xét tuyển đại học của học sinh lớp 12.

Tính đến ngày 20/1, khoảng hơn 50 cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố đề án hoặc thông tin cơ bản về định hướng tuyển sinh năm 20.

Nhìn chung, các cơ sở giáo dục đại học vẫn duy trì việc áp dụng nhiều phương thức xét tuyển như căn cứ vào học bạ; điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông; sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; xét tuyển kết hợp (sử dụng một số tiêu chí như học lực của học sinh ở một số môn học, kết quả thi học sinh giỏi, chứng chỉ ngoại ngữ, hoạt động xã hội…).

quqwfqwqw.png
Ảnh minh họa.

Điểm mới đáng chú ý là một số trường tốp cao đã thông tin dự kiến về chủ trương không sử dụng hoặc giảm tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng phương thức xét học bạ. Cụ thể, thông báo của Trường Đại học Y Hà Nội không đề cập đến phương thức xét tuyển học bạ trong kỳ tuyển sinh năm 20. Nhiều trường đại học khối y, dược cũng “nói không” với việc sử dụng điểm học tập, rèn luyện của học sinh trung học phổ thông để tuyển sinh.

Một cơ sở đào tạo lớn trên địa bàn thành phố Hà Nội, có chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm hơn 6.000 sinh viên là Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng có dự kiến không xét tuyển học bạ trong kỳ tuyển sinh năm 20.

Theo đấy, nhà trường chủ trương mở rộng việc sử dụng kết quả các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội… để tuyển sinh, đồng thời giảm sự phụ thuộc vào kết quả học tập cấp trung học phổ thông.

Trong khi đấy, nhiều trường đại học có xu thế tăng chỉ tiêu tuyển sinh bằng phương thức xét điểm của các kỳ thi riêng.

Năm nay, Học viện Kỹ thuật quân sự lần đầu tiên dành chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin từ Trung tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, 17 trường đại học của khối quân đội đã có văn bản đề nghị Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép khai thác, sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực để xét tuyển vào các trường này trong năm 20.

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2023, cả nước có khoảng 180 cơ sở đào tạo áp dụng phương thức xét tuyển học bạ để tuyển sinh, bao gồm cả các cơ sở đào tạo tốp đầu.

Có thể thấy xu hướng này đang giảm dần ở các trường tốp đầu, một số trường dù chưa công bố đề án tuyển sinh chính thức song cũng dự kiến điều chỉnh giảm tỷ lệ chỉ tiêu xét tuyển bằng học bạ, tăng chỉ tiêu sử dụng kết quả của các kỳ thi riêng do Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh… tổ chức.

Học sinh cần cập nhật thường xuyên, đầy đủ đề án tuyển sinh của các trường mình dự định đăng ký nguyện vọng để chủ động chuẩn bị, tích lũy các tiêu chí theo định hướng xét tuyển của các trường đại học năm nay.

Bộ Giáo dục và Đào tạo lưu ý, hiện nay trên mạng xã hội cũng đề cập đến thông tin tuyển sinh đại học, song chủ yếu là thông tin cũ, không chính xác và đầy đủ.

Năm nay, Bộ không ban hành quy chế tuyển sinh trình độ đại học mà vẫn chủ trương giữ ổn định các quy định như trong kỳ tuyển sinh năm 2023.

Các cơ sở đào tạo đại học được sử dụng quyền tự chủ trong tuyển sinh, có thể điều chỉnh các tiêu chí, chỉ tiêu, phương thức xét tuyển cho phù hợp với ngành nghề đào tạo và nâng chất lượng tuyển sinh.

Vì vậy, học sinh cần tìm hiểu kỹ đề án tuyển sinh của trường có dự định học, nắm rõ các điều kiện, quy định sơ tuyển đầu vào (nếu có), tránh hiện tượng từ đỗ thành trượt như đã từng xảy ra ở kỳ tuyển sinh năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Nhiều cơ sở giáo dục giảm chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức học bạ