Ngày 13/10, Ban Chỉ đạo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động Trung ương đã tổ chức Hội nghị tổng kết Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2023 và Kế hoạch triển khai Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 20.
Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2023 tổ chức phối hợp cùng Tháng Công nhân vào ngày 27/4/2022 tại Hà Nội với chủ đề "Tăng cường Xây dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn và cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc", được tổ chức với nhiều nội dung hoạt động thiết thực, phong phú và được các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người lao động hưởng ứng sôi nổi, đổi mới, sáng tạo phù hợp với điều kiện tình hình thực tế.
Phát biểu tại cuộc họp, Cục trưởng Cục An toàn Lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) Hà Tất Thắng đánh giá cao các kết quả công tác thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ đã đạt được trong năm qua, đặc biệt là các hoạt động tham mưu, xây dựng, hoàn thiện thể chế chính sách ATVSLĐ; hoạt động truyền thông và tổ chức hiệu quả Tháng hành động về ATVSLĐ.
Theo Bà Chu Thị Hạnh - Phó Cục trưởng Cục an toàn lao động, việc tổ chức thực hiện Tháng hành động về ATVSLĐ của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đã thực sự đi vào chiều sâu và hiệu quả. Một số địa phương không để xảy ra tại nạn lao động hoặc tai nạn lao động chết người trong quý II/2023 như Đắk Nông, Lai Châu, Bình Thuận, Hà Giang… Một số địa phương giảm mạnh tỷ lệ tai nạn lao động so với cùng kỳ như Thừa Thiên - Huế (giảm 60%), Cần Thơ (giảm 36%), Tp. Hồ Chí Minh (giảm 30%).
Tuy nhiên, việc thực hiện công tác ATVSLĐ vẫn còn tồn tại một số hạn chế. Các nội dung hoạt động hưởng ứng tháng hành động vì ATVSLĐ trong làng nghề, khu vực không có quan hệ lao động còn nhiều hạn chế, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ tích cực. Công tác tổng kết, báo cáo kết quả tổ chức tháng hành động ATVSLĐ ở một số địa phương còn chậm; một số báo cáo còn chung chung, không báo cáo theo hướng dẫn, không đánh giá kết quả, gây khó khăn cho cơ quan thường trực trong việc tổng hợp số liệu báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Một số địa phương vẫn còn xảy ra nhiều tai nạn lao động chết người trong quý II như Quảng Ninh (12 người chết), Hải Dương (9 người chết), Hà Tĩnh (6 người chết).
Nhận thức về công tác an toàn ATVSLĐ ở một số nơi như vùng sâu, vùng xa, biển đảo... chưa cao nên việc tổ chức các hoạt động còn mang tính hình thức, thụ động. Các hoạt động hưởng ứng mới chỉ tập trung ở doanh nghiệp lớn, chưa thu hút được các doanh nghiệp cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ tham gia. Một số chủ đầu tư chưa chú trọng công tác quản lý giám sát ATVSLĐ; nhiều đơn vị doanh nghiệp vừa và nhỏ trong xây dựng chưa chủ động tích cực cập nhật các quy định của pháp luật về quản lý công tác ATVSLĐ trong thi công xây dựng.
Trước những hạn chế trên, Cục An toàn Lao động đề xuất một số giải pháp như bố trí kinh phí nhằm đẩy mạnh triển khai công tác ATVSLĐ tại các quận, huyện, xã, phường và khu vực làng nghề, nông nghiệp, ngư nghiệp, đặc biệt chú ý hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản trên biển. Tăng cường công tác phối hợp triển khai tháng hành động về ATVSLĐ giữa các bộ ngành, các cấp, tổ chức chính trị, chính trị xã hội, nghề nghiệp. Ngoài ra, cơ quan báo chí truyền thông đổi mới tăng cường hoạt động thông tin tuyên truyền về ATVSLĐ tới doanh nghiệp và người lao động.
Trong 6 tháng đầu năm 2023, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã tổ chức thanh tra, kiểm tra trọng điểm về công tác thi hành pháp luật ATVSLĐ với 33 đơn vị, trong đó xử lý vi phạm hành chính 4 đơn vị với số tiền 518 triệu đồng. Bộ cũng thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức như xây dựng tranh áp phích, thông điệp, cảnh báo, phim hướng dẫn kỹ năng làm việc đảm bảo ATVSLĐ, tuyên truyền trên mạng xã hội và chuyển phát miễn phí tới doanh nghiệp và người lao động...
Cũng trong Tháng hành động, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Xây dựng, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam... cũng đã tích cực hưởng ứng với nhiều hoạt động thiết thực như: Khám, tư vấn sức khỏe, bệnh nghề nghiệp định kỳ cho người lao động; Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ mít tinh toàn quân hưởng ứng Tháng hành động tại Lữ đoàn xe tăng 201 - Binh chủng Tăng thiết giáp ngày 28/4/2022...; Bộ Xây dựng đã tổ chức thanh, kiểm tra về ATVSLĐ trong thi công xây dựng đối với gần 30 công trình xây dựng tại 10 địa phương...
Nhìn chung, lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ đã tạo được hiệu ứng truyền thông, sức lan tỏa mạnh mẽ trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động. Phát huy sức mạnh tổng hợp tại các địa phương, ngành trong việc quan tâm chăm lo tạo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, bên cạnh đó kịp thời động viên, hỗ trợ và tôn vinh người lao động hàng năm.
Tại hội nghị, Cục An toàn lao động đề xuất 4 chủ đề năm 20 để các thành viên cho ý kiến. Các chủ đề gồm: Chủ đề 1 về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng. Chủ đề 2 về đẩy mạnh các hoạt động nâng cao nhận thức về ATVSLĐ và giảm căng thằng tại nơi làm việc. Chủ đề 3 về đẩy mạnh việc trang cấp, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân và phòng ngừa các tai nạn rơi, ngã trong lao động. Chủ đề 4 về chủ động ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác ATVSLĐ trong phòng ngừa tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp.
Từ thực tế, đa số các đại biểu đề xuất chọn chủ đề 1 về đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng.
Các đại biểu trao đổi, góp ý về kế hoạch tổ chức Tháng hành động về ATVSLĐ năm 20 để đảm bảo thiết thực, hiệu quả và có trọng tâm.