Thanh Ha c tới 11 huyện miền núi với nhiều con sng chia cắt các khu vực, để giao thng khng bị gián đoạn, các địa phương đã xây dựng hệ thống cầu treo. Theo thời gian đa phần các cầu ny hư hỏng, hoen gỉ, xuống cấp nghiêm trọng, vo m a mưa những chiếc cầu đung đưa như muốn sập xuống bất cứ lúc no.
Mới đây, Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa đã thành lập đoàn phối hợp với chính quyền địa phương tiến hành khảo sát, đánh giá phương án khai thác cầu treo đảm bảo an toàn giao thông. Hiện trên địa bàn 9 huyện miền núi của tỉnh đang tồn tại khoảng 45 cầu treo dân sinh tại các huyện: Mường Lát (5 cầu), Quan Hóa (11 cầu), Quan Sơn (5 cầu), Lang Chánh (6 cầu), Bá Thước (10 cầu), Thường Xuân (1 cầu), Cẩm Thủy (2 cầu), Thạch Thành (3 cầu), Ngọc Lặc (2 cầu).
Trong đó, có 40 cầu treo đang sử dụng khai thác, phục vụ người và phương tiện giao thông nhưng có tới 12 cầu treo dù đang vận hành hoạt động nhưng đã bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng; 5 cầu treo không sử dụng, hoạt động do đã xây dựng cầu cứng, hoặc đường tràn chỉ sử dụng mùa lũ...
Chúng tôi có mặt tại bản Piềng Pa xã biên giới Tam Thanh (huyện Quan Sơn) nơi con sông Piềng chia đôi địa phương này thành hai nửa. Để kết nối đôi bờ, 1 chiếc cầu dân sinh được xây dựng cách đây hơn chục năm. Cầu chỉ có tải trọng dưới 0,5 tấn, đa phần dùng cho xe thô sơ và mỗi khi có giông gió thì cấm tất cả mọi phương tiện qua đây. Chiếc cầu mới được tu sửa nhưng các đoạn dây văng đã chùng, các tấm ván mục, ốc long vài vị trí. Chỉ cần 2 người đứng trên cầu có thể cảm nhận sự đua đưa, rung lắc mạnh.
Chủ tịch xã Tam Thanh Hà Văn Tự cho hay: Địa phương có 823 hộ với hơn 4 nghìn dân, trong đó 96% dân tộc Thái. Xã có 71,88% hộ cận nghèo và hộ nghèo. Người dân chỉ trông chờ làm nương, chăn nuôi nhỏ lẻ. Do địa hình bị chia cắt, giao thông không thuận lợi nên các phương tiện cơ giới chỉ vào được phái bên này của xã, phía bên kia bản Piềng Pa phải đi vòng rất xa hoặc phải qua cầu treo. Theo quy hoạch sắp tới, địa phương sẽ xây dựng trường mầm non và các công trình phụ trợ khác bên kia sông. Nếu không có cầu cứng thì phải vận chuyển vật liệu đi vòng rất xa. Người dân nhiều năm đã đề xuất cấp trên quan tâm cho đầu tư cầu cứng để đảm bảo giao thương, đi lại hai bên. Vào mùa mưa không bị cô lập. Tuy nhiêu điều kiện còn khó khăn nên chưa thể có cầu cho bà con đi lại.
Tại xã Ban Công (huyện Bá Thước) có cầu Na Tảng đã xuống cấp nghiêm trọng, là con đường độc đạo duy nhất của 50 hộ dân thôn Chiềng Lau đi trung tâm xã, các cháu học sinh đến trường. Cầu có chiều dài 48m, rộng 2m, kết cấu dầm thép, mặt cầu bằng tre luồng, lan can dây thép và cáp. Mặt cầu được làm bằng tre, luồng gia cố, các mố gia cố đã lỏng lẻo. Tre luồng mặt cầu bị dồn cục bộ tại một số vị trí, tạo nên những lỗ hổng lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn cho người đi qua cầu. Trong khi đó, hai bên lan can cầu được cấu kết bằng những dây thép đã hoen gỉ, các điểm nối, buộc tạm sơ sài... Chính quyền địa phương vận động bà con quyên góp kinh phí, tre, luồng, công để gia cố tạm bợ chứ không có nguồn kinh phí nào để duy tu, bảo dưỡng.
Trao đổi với PV, ông Lý Văn Thích, Trưởng phòng Quản lý giao thông (Sở Giao thông vận tải Thanh Hóa) cho biết: “Thực hiện chỉ đạo của cấp trên, sở đã phối hợp với chính quyền cấc địa phương tổ chức khảo sát, đánh giá phương án vận hành cầu treo, cầu dân sinh trên địa bàn. Đa số các cầu này đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa, lưu thương của bà con nhân dân. Tuy nhiên việc làm cầu cứng phải tiến hành khảo sát cụ thể, bởi nguồn kinh phí lớn. Trước mắt chúng tôi đề nghị UBND tỉnh xem xét, hỗ trợ UBND các huyện kinh phí sửa chữa 12 cầu treo bị hư hỏng xuống cấp. Bố trí kinh phí khi có điều kiện để xây dựng trước 8 cầu treo bê tông cốt thép thay thế cho các cầu treo đang bị xuống cấp.”
Để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, Sở Giao thông vận tải yêu cầu UBND các huyện, xã có cầu treo nâng cao trách nhiệm quản lý, thực hiện ngay việc sửa chữa các hư hỏng của các cầu treo. Nguồn lấy từ kế hoạch ngân sách hàng năm, tuân thủ quy định hướng dẫn quản lý, vận hành khai thác cầu trên đường giao thông nông thôn. Bên cạnh đó, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo, bảng hướng dẫn khai thác... Riêng đối với các cầu treo không còn sử dụng do đã xây dựng cầu cứng, đường tràn thay thế (5 cầu) phải khẩn trương có biện pháp tháo dỡ. Trường hợp chưa có điều kiện để tháo dỡ các cầu treo, đề nghị UBND các huyện có biện pháp rào chắn, lắp biển cảnh báo nguy hiểm không cho phép người và phương tiện qua cầu.