Môi trường

Những cơn bão mạnh có đặc điểm tương tự bão Yagi

Duy Uyên 06/09/20 - 14:03

Bão số 3 với tên quốc tế là bão Yagi được dự báo là cơn bão mạnh, hoàn lưu rộng. Sức gió với cấp độ siêu bão. Cùng điểm lại những cơn bão mạnh, có đặc điểm tương tự bão Yagi.

Cơn bão số 1 năm 2016 (tên quốc tế là Mirinae)

Sáng ngày 27/7/2016, bão Mirinae đi vào Vịnh Bắc Bộ với cường độ cấp 8, giật cấp 9-10.

Đến chiều ngày 27/7/2016, bão tăng tốc nhanh -20km và uy hiếp khu vực Quảng Ninh đến Thái Bình.

Khi tiếp cận bờ biển tỉnh Nam Định-Ninh Bình, bão số 1 có cường độ bão mạnh cấp 12 (gió mạnh đạt 33m/s vào lúc 21 giờ 36 phút ngày 27/7/2016 tại trạm Khí tượng Văn Lý), giật cấp 13 (40m/s liên tục vào các phiên quan trắc lúc 21h30, 22h00, 22h30 cùng ngày).

Cơn bão Mirinae đã gây ra thiệt hại nặng nề cho các tỉnh ven biển Bắc Bộ.

Cụ thể, đã có 3 người chết, 4 người mất tích, 30 ngôi nhà bị sập hoàn toàn, hơn 1.400 nhà bị tốc mái, hư hỏng; 12 tàu chìm (nhiều nhất ở Nam Định với 7 chiếc); 130 ha diện tích nuôi trồng thủy sản ở Nam Định bị thiệt hại.

Hàng trăm cột điện cao thế ở nhiều tỉnh thành bị đổ gây nên sự cố mất điện toàn tỉnh tại ba tỉnh Nam Định, Hà Nam và Thái Bình.

Bão cũng làm các tỉnh "điêu đứng" với hơn 196.000 ha lúa bị ngập, nặng nhất là Nam Định gần 78.000 ha, Thái Bình 50.000 ha. Gần 21.000 diện tích rau màu bị hư hại; hơn 44.000 cây bị gãy đổ, trong đó Hà Nội nhiều nhất, gần 66.000 con gia súc, gia cầm bị chết, cuốn trôi.

Hơn 9.000m3 đất đá bị sạt lở, kênh mương bị hư hỏng là 643m; gần 11.000ha và 2 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại.

Cơn bão số 10 năm 2017 (tên quốc tế là Doksuri)

Khoảng 11 giờ ngày /9/2017, tâm bão đi vào địa phận các tỉnh Hà Tĩnh - Quảng Bình, sau đó bão tiếp tục di chuyển hướng Tây Tây Bắc, sang khu vực Thượng Lào.

baodoksuri.jpg
Bão Doksuri năm 2017. Ảnh: NCHMF

Thời gian có gió bão mạnh nhất khu vực Hà Tĩnh diễn ra trong khoảng từ 09h đến 20h ngày /9/2017. Lượng mưa các khu vực trong tỉnh phổ biến 7,3 - 339,5mm.

Cường độ bão khi đổ bộ đạt cấp 11 - 12, gió giật cấp 14 - . Cụ thể thông tin về gió mạnh của một số nơi như sau:

gioduksuri.jpg
Cường độ gió của bão Doksuri tại một số nơi. Ảnh NCHMF

Do ảnh hưởng trực tiếp của bão số 10 nên lượng mưa tính từ 1 giờ ngày 14/9 đến 19 giờ ngày /9 phổ biến 160 - 312mm, riêng TP Hà Tĩnh 339.5mm.

Mưa bão làm ngập 29 thôn, 4.699 hộ dân của 4 huyện vùng ven biển, cửa sông (Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà, Thạch Hà), trong đó tại xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên toàn xã với 2.400 hộ bị ngập sâu từ 0,6m đến 0,7m;

Đường quốc lộ IA qua thị xã Kỳ Anh bị tạm dừng hoạt động nhiều giờ, nhiều tuyến giao thông liên xã thuộc các địa phương ven biển bị ngập sâu gây khó khăn cho việc đi lại;

Có trên 3.100ha diện tích nuôi trồng thủy sản, trong đó có hơn 2.000 ha nước ngọt và 1.100ha mặn, lợ (800ha tôm và 300ha nhuyển thể) bị ngập, hư hại hoàn toàn; đặc biệt có khoảng 60 tấn tôm của Công ty Grobet, thuộc xã Kỳ Phương đã đến kỳ thu hoạch những chưa thu hoạch kịp bị thiệt hại nặng.

Có gần 1.000 ha lúa mùa, nhiều diện tích rau màu bị bị ngập, hư hỏng;

Hà Tĩnh có khoảng 8.000ha cây ăn quả, trong đó có 2.000 ha bưởi đang trong thời kỳ thu hoạch và 6.000 ha cam rất nhiều quả).

Toàn tỉnh Hà Tĩnh có 62.512 nhà dân bị đổ, tốc mái; trong đó: Thị xã Kỳ Anh 17.500 nhà, huyện Kỳ Anh 23.500 nhà, huyện Cẩm Xuyên 20.000 nhà, huyện Lộc Hà 749 nhà, huyện Nghi Xuân 50 nhà, huyện Thạch Hà 570 nhà; thành phố Hà Tĩnh 640 nhà; Đức Thọ 03 nhà; Hương Khê 01 nhà; Nhiều trường học, trạm y tế và một số đơn vị, cơ quan bị tốc mái.

Hệ thống điện thắp sáng toàn tỉnh bị tê liệt từ lúc 10 giờ; riêng tại thị xã Kỳ Anh bão làm đổ sập cột Ăng-ten đài tuyền hình và cột phát sóng Viettel làm mất liên lạc nhiều giờ.

Một số đoạn đê thuộc các huyện Lộc Hà, Cẩm Xuyên bị nước tràn qua cụ thể:

Tuyến đê Tả Nghèn-Lộc Hà (đoạn đê sông con); Tuyến đê biển Cẩm Hà-Cẩm Lộc bị nước triều tràn qua với chiều dài 2,0km,

Hầu hết các địa phương bị mất điện lưới. Một số tuyến đường do cột điện và cây cối bị đổ gãy gây khăn cho việc đi lại.

Cơn bão số 9 năm 2018 (tên quốc tế là bão Molave)

Được hình thành từ một áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) ở vùng biển phía đông Philippin từ ngày /10/2018; đến sáng sớm ngày 25/10, ATNĐ đã mạnh lên thành bão và có tên quốc tế là Molave với cường độ cấp 8, giật cấp 10; sau khi vượt qua Philippin.

Sáng 26/10 bão Molave đã đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 9 năm 2020 với cường độ cấp 12, giật cấp 14.

Sau khi vào biển Đông, bão số 9 di chuyển nhanh theo hướng Tây và mạnh thêm 2- 3 cấp, cường độ bão mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trong ngày và đêm 27/10.

Khi di chuyển đến gần kinh tuyến 113 độ kinh Đông, bão số 9 chuyển hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 20- 25km/h.

Nửa đêm 27/10 đến sáng 28/10, khi vào gần vùng biển ngoài khơi các tỉnh/thành từ Đà Nẵng đến Bình Định: cường độ bão giảm xuống cấp 12-13, giật cấp- 16.

Đến trưa ngày 28/10, bão số 9 đã đi vào các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Định với cường độ mạnh cấp 11-12, giật cấp 14, sau đó đi sâu vào đất liền và suy yếu dần thành vùng áp thấp trên khu vực Nam Lào.

Khu vực tỉnh Quảng Ngãi là nơi tâm bão số 9 đi qua nên đã bị ảnh hưởng nặng nề.

Trong đêm 27 vùng biển và ven biển gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 10-11, vùng núi có gió giật cấp 7.

Khi đổ bộ trong sáng và trưa ngày 28/10, bão số 9 đã gây ra gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 13-14 cho khu vực đất liền (số liệu đo tại xã Bình Châu huyện Bình Sơn) và đảo Lý Sơn, tại TP Quảng Ngãi có gió mạnh cấp 6, giật cấp 11.

Thời gian có gió trung bình cấp 6 trở lên tại Lý Sơn bắt đầu từ trưa 27/10 đến hết nửa đêm 28/10 (Kéo dài liên tục trong khoảng 36 giờ).

Do ảnh hưởng của bão, khu vực tỉnh Quảng Ngãi đã có mưa rất to. Tổng lượng mưa phổ biến 140 - 280 mm ở vùng đồng bằng, từ 250 - 350 mm ở vùng núi (Riêng Sơn Hà, Trà Bồng có nơi trên 450 mm). Mưa lớn tập trung chủ yếu trong thời đoạn 12 giờ (từ 7 - 13h ngày 28) khiến lũ các sông lên nhanh trong chiều và đêm 28/10.

Trên các sông trong tỉnh Quảng Ngãi đã xuất hiện một đợt lũ ở trên mức báo động BĐ3.

Thiệt hại do bão gây ra: Về người thiệt mạng không có, về người bị thương: 13 người

Về nhà cửa: Thiệt hại hoàn toàn: 433 cái, thiệt hại trên 50-70% khoảng gần 0 nghìn. Đặc biệt, nóc nhà của Trạm thủy văn An Chỉ bị bay hoàn toàn. Trạm Lý Sơn: cửa bị hư hỏng nặng, mái nhà bị tốc nhiều chỗ.

Trường học: 420 trường bị tốc mái (chủ yếu là các trường tiểu học, THCS). Cơ sở Y tế: bị tốc mái 126 cái

Về tàu thuyền: 167 phương tiện bị chìm, chủ yếu là tàu nhỏ neo đậu không kỹ. Thủy sản: 48 lồng bè ở Lý Sơn và khoảng 68 ha nuôi thủy sản bị thiệt hại.

Thông tin liên lạc: Trụ BTS ngã đổ 21 trụ, trong đó mạng viễn thông Viettel bị tê liệt hoàn toàn, không liên lạc được toàn tỉnh (thậm chí ngay trong thành phố Quảng Ngãi). Cột điện: 692 trụ trung áp, hạ áp. Trạm biến áp bị hư hỏng: 08 cái.

Công trình đê kè biển, sông và đường giao thông bị sạt lở, hư hỏng rất nhiều. Nhiều nơi ở vùng núi bị sạt lở.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những cơn bão mạnh c đặc điểm tương tự bão Yagi