Tư vấn pháp luật

Những người tung tin giả “Đà Lạt có biến lớn” sẽ bị xử lý ra sao?

Việt An 02/05/20 - 09:06

Công an tỉnh Lâm Đồng khẳng định thông tin “Đà Lạt có biến lớn” lan truyền trên mạng xã hội là sai sự thật, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Vậy những người tung tin giả sẽ bị xử lý ra sao?

Đọc thông tin trên các hội, nhóm rồi phát tán

Việc tùy tiện đăng tải, chia sẻ các thông tin thiếu kiểm chứng, sai sự thật trên không gian mạng ngày càng trở nên phổ biến gây nhiều hệ lụy, ảnh hưởng nghiêm trọng tới danh dự, uy tín của tổ chức, cá nhân. Mặc dù cơ quan chức năng đã phát hiện và xử phạt nhiều trường hợp, tuy nhiên tình trạng này vẫn còn tiếp diễn.

Mới đây nhất, qua công tác đảm bảo an ninh mạng, Công an tỉnh Lâm Đồng phát hiện trên không gian mạng lan truyền thông tin cho rằng “Đà Lạt xảy ra biến lớn”, “Đà Lạt xảy ra vấn đề, cấm người dân ra đường”, “Đà Lạt xảy ra bạo động, bắn súng...”, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương. Công an tỉnh khẳng định các thông tin nêu trên là sai sự thật, vi phạm pháp luật.

lam-dong.png
Các thông tin sai sự thật lan truyền trên mạng xã hội.

Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Công an tỉnh đã phối hợp với Công an huyện Đức Trọng đã triệu tập một số cá nhân có hành vi đăng tải thông tin sai sự thật trên mạng xã hội.

Tại cơ quan công an, những người này đều thừa nhận hành vi sai phạm và khai nhận đọc được các thông tin trong các hội, nhóm trên mạng chưa được kiểm chứng nhưng đã tự suy đoán rồi đăng tải lên trang Facebook cá nhân.

Có thể thấy, bên cạnh những mặt tích cực mang lại từ mạng xã hội, việc đăng tải, chia sẻ, phát tán những thông tin sai, gây tâm lý hoang mang cho nhiều người dân. Nhiều bạn đọc thắc mắc, hành vi tung tin giả phát tán trên không gian mạng sẽ bị xử lý ra sao?

Có thể bị xử lý hình sự

Luật sư Nguyễn Văn Đồng, (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) nhấn mạnh, việc đăng tải thông tin sai sự thật trên các nền tảng mạng là hành vi vi phạm pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ và hậu quả vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

luat-su-nguyen-van-dong.jpg
Luật sư Nguyễn Văn Đồng

Phân tích dưới góc độ pháp luật, luật sư Đồng cho hay có những trường hợp thiếu hiểu biết mà đăng tải thông tin nhưng không lường trước được hậu quả xấu xảy ra nên có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a, điểm d khoản 1, Điều 101 Nghị định /2020/NĐ-CP. Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Tuy nhiên nếu hành vi đăng tải thông tin sai sự thật mang tính “tái phạm”, có tính chất nghiêm trọng, gây thiệt hại cho xã hội, cho nhà nước, cho tổ chức, cá nhân thì cần xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự những người vi phạm về tội "đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự năm 20".

Điều luật quy định người nào có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cấu thành tội phạm này.

“Nếu việc đăng tải thông tin mang tính bịa đặt nhằm vào cơ quan, tổ chức, cá nhân và dù biết thông tin này là sai sự thật nhưng vẫn “cố ý loan truyền” gây thiệt hại nghiêm trọng tới danh dự, nhân phẩm, uy tín của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì hành vi này sẽ bị xử lý về tội vu khống quy định tại Điều 6 Bộ luật Hình sự năm 20”, luật sư Đồng nêu ý kiến.

Theo Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao- Công an tỉnh Lâm Đồng: Hành vi đăng tải thông tin bịa đặt, sai sự thật, gây hoang mang dư luận có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a, điểm d, khoản 1, Điều 101 Nghị định /2020/NĐ-CP ngày 03/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin, an toàn thông tin mạng và giao dịch điện tử hoặc xử lý hình sự theo Điều 288 Bộ luật hình sự 20 về tội “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông”, với khung hình phạt cao nhất là phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 2 đến 7 năm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Những người tung tin giả “Đ Lạt c biến lớn” sẽ bị xử lý ra sao?